Ngày 27/4, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) thông báo sẽ lật lại việc nghiên cứu về chất bisphenol A (BPA), một năm sau khi Liên minh châu Âu (EU) cho rằng chất này - hầu hết được sử dụng để tráng bề mặt lớp lót bên trong các lon kim loại đựng thực phẩm - không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngày 27/4, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) thông báo sẽ lật lại việc nghiên cứu về chất bisphenol A (BPA), một năm sau khi Liên minh châu Âu (EU) cho rằng chất này - hầu hết được sử dụng để tráng bề mặt lớp lót bên trong các lon kim loại đựng thực phẩm - không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Bình sữa dành cho trẻ sơ sinh được bày bán tại một siêu thị ở thành phố Linyi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Thông báo của EFSA nêu rõ tổ chức này đang thành lập nhóm chuyên gia nhằm đánh giá lại tác động của BPA sau khi Viện nghiên cứu quốc gia về y tế cộng đồng của Hà Lan công bố báo cáo làm dấy lên nhiều quan ngại chất này gây ảnh hưởng đối với hệ miễn dịch của thai nhi và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng BPA còn có liên quan tới các vấn đề não bộ, hệ thần kinh, rối loạn khả năng sinh sản và hội chứng béo phì.
Thậm chí, theo một nghiên cứu năm 2013, thai nhi bị phơi nhiễm chất này còn có nguy cơ bị ung thư vú trong cuộc sống sau này.
Bên cạnh việc được sử dụng để tráng bề mặt thìa dĩa, lớp lót bên trong các lon kim loại đựng thực phẩm hoặc được dùng để sản xuất bình sữa cho trẻ nhỏ, BPA còn được sử dụng trong các tờ hóa đơn thanh toán bán lẻ, hóa đơn rút tiền mặt tại các máy rút tiền ATM, cũng như để tạo ra các hộp nhựa đựng thực phẩm trong tủ lạnh hoặc các hộp nhựa sử dụng trong lò vi sóng.
Trước đó, EU, Mỹ và Canada đã nghiêm cấm sử dụng chất này để sản xuất bình sữa cho trẻ nhỏ, trong khi Pháp ban hành lệnh cấm sử dụng BPA đối với việc sản xuất tất cả các loại lon kim loại đựng thực phẩm.
Dự kiến, tới năm 2018, EFSA sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về chất bisphenol A.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin