Xóa mặc cảm để phòng chống lao

10:03, 24/03/2016

Vĩnh Long là địa phương lưu hành bệnh lao trong cộng đồng khá cao, là một trong các tỉnh- thành có tỷ lệ mắc mới bệnh lao hàng năm cao trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Chính vì thế, tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc qua tầm soát, điều trị cũng còn cao.

Vĩnh Long là địa phương lưu hành bệnh lao trong cộng đồng khá cao, là một trong các tỉnh- thành có tỷ lệ mắc mới bệnh lao hàng năm cao trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Chính vì thế, tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc qua tầm soát, điều trị cũng còn cao.

Bác sĩ đang đọc kết quả X- quang và hướng dẫn cho bệnh nhân đến khám bệnh lao phổi.
Bác sĩ đang đọc kết quả X- quang và hướng dẫn cho bệnh nhân đến khám bệnh lao phổi.

3 tháng: hơn 10 trường hợp mắc lao kháng thuốc

Ông Nguyễn Văn X. (57 tuổi, ngụ xã Tường Lộc- Tam Bình) đi khám bệnh tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long vào sáng 23/3. Tại Khoa Cấp cứu, bác sĩ kiểm tra X-quang ông X. thì chỉ số AFB+, đồng nghĩa ông dương tính lao phổi.

Theo chỉ định bác sĩ, ông X. được cấp thuốc về nhà uống theo phác đồ, liên tục 6 tháng. “Kết quả điều trị 6- 8 tháng đối với bệnh lao phổi và lao màng phổi là cơ bản nhất để bệnh nhân khỏi bệnh lao”- bác sĩ tại khoa này tư vấn.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Thủy- Trưởng Khoa Cấp cứu và khám bệnh tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long:

Qua khám tầm soát các dấu hiệu mắc bệnh lao thì lao phổi và lao màng phổi là chủ yếu, chiếm hơn 90% số người mắc bệnh lao. Bệnh nhân nếu dương tính với bệnh lao và bệnh phức tạp thì cho nhập viện điều trị, còn dấu hiệu nhẹ thì cho thuốc uống theo phác đồ.

Đây là cơ sở y tế chuyên khoa nên hầu hết dấu hiệu nghi ngờ lao như làm việc gắng sức, sốt về chiều và nhiều ngày, làm việc những nơi khói bụi, ho hen, suy hô hấp,... hoặc mắc bệnh lao ở người dân đều qua đây tầm soát và tư vấn điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Minh Thanh- Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long- cho hay hiện Vĩnh Long là một trong các tỉnh- thành có tỷ lệ bệnh nhân mắc lao mới hàng năm và trong đó lao kháng thuốc chiếm cao ở ĐBSCL. Khu vực này lại có số trường hợp mắc bệnh lao mới, lao kháng thuốc cao nhất trong 6 vùng trên cả nước.

Theo bác sĩ Phạm Minh Thanh, nếu như từ năm 2015 về trước, bệnh nhân lao kháng thuốc ở tỉnh còn gửi sang bệnh viện chuyên khoa ở TP Cần Thơ điều trị, thì từ năm 2016, địa phương đã đảm trách việc này.

“Hiện nay Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long ngoài triển khai khám tầm soát, sàng lọc, xét nghiệm, còn là điểm điều trị lao kháng thuốc cho bệnh nhân trong tỉnh”- bác sĩ Phạm Minh Thanh nói.

Thống kê của bệnh viện, năm ngoái đã thu dung gửi điều trị 32 bệnh nhân lao kháng thuốc. Còn từ đầu năm nay đến nay, bệnh viện phát hiện trên 10 trường hợp lao kháng thuốc. Bác sĩ Phạm Minh Thanh đánh giá: “Chỉ mấy tháng, con số như vậy là cao, so chỉ tiêu 45 ca lao kháng thuốc cả năm”.

Xóa mặc cảm, làm chậm tiến tới lao kháng thuốc

Các bác sĩ chuyên khoa lao khẳng định như vậy. Bởi một phần quan trọng là do mặc cảm, e ngại đi khám tầm soát, nên dẫn đến không ít trường hợp mắc mới bệnh lao, rồi chuyển sang lao kháng thuốc.

Cộng thêm công tác phát hiện nguồn lây bệnh lao còn nhiều khó khăn, đa số bệnh nhân lao là người nghèo, ít tiếp cận được truyền thông phòng bệnh lao, nên ý thức phòng tránh chưa cao. Sự kỳ thị đối với bệnh nhân lao vẫn còn, dẫn đến tình trạng bệnh nhân lao còn giấu bệnh.

Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám tầm soát khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ hay mắc bệnh lao.
Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám tầm soát khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ hay mắc bệnh lao.

Bệnh lao có thể điều trị khỏi. Bệnh lao phổi, lao màng phổi thường điều trị trong 6- 8 tháng. Lao kháng thuốc thời gian điều trị ít nhất 20 tháng, bệnh nhân nặng phải điều trị dài hơn và chi phí điều trị lao kháng thuốc rất tốn kém.

Quá trình điều trị tại cộng đồng sẽ có sự phối hợp, quản lý chặt giữa cơ sở y tế chuyên khoa và trạm y tế cơ sở nơi bệnh nhân sống. Việc này sẽ giúp quản lý, theo dõi hiệu quả điều trị.

Hiện nay việc điều trị bệnh nhân lao, người nghi ngờ lao, người mắc di chứng do bệnh lao,... của người dân hay bệnh nhân từ y tế cơ sở đều được chuyển về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi điều trị và có thụ hưởng BHYT nếu có BHYT.

Bác sĩ Phạm Minh Thanh nêu số thống kê của Chương trình Phòng chống lao quốc gia: hiện nay tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc cả nước bình quân 70%, lao thường (lao phổi, lao màng phổi) chiếm 93%.

Khuyến cáo để giảm tỷ lệ lưu hành lao trong cộng đồng, hạn chế tiến tới lao kháng thuốc, bác sĩ Phạm Minh Thanh nói: “Người dân khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ lao, lao kháng thuốc thì nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và được hướng dẫn điều trị sớm.

Khi mắc bệnh lao rồi, bệnh nhân cần phải tuân thủ điều trị theo phác đồ, điều trị liên tục, tránh bỏ điều trị để việc điều trị có kết quả tốt. Từ đó hạn chế lây nhiễm lao trong cộng đồng, tránh để bệnh lao tái phát và chuyển sang lao kháng thuốc”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thủy lưu ý: Người dân nên chú ý đến chế độ ăn uống, thể dục thể thao hàng ngày của mình; hạn chế hút thuốc lá; đeo khẩu trang ở những nơi có lưu hành vi trùng lao hoặc tiếp xúc với nguồn lây bệnh,... để phòng tránh các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao.

 

Chương trình Phòng chống lao quốc gia nỗ lực đến năm 2030, Việt Nam đạt được mục tiêu thanh toán bệnh lao trong cộng đồng. Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao (24/3) năm nay, Chương trình Phòng chống lao quốc gia chọn chủ đề: “Toàn dân đoàn kết thực hiện thành công chiến lược quốc gia phòng chống lao, tiến tới thanh toán bệnh lao”.

Bài, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh