WHO thông tin chính thức về chất gây ung thư trong cao su

03:03, 10/03/2016

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chất MBT (MBT- tên đầy đủ là mercaptobenzothiazole) được sử dụng trong sản xuất cao su, có thể gây ung thư.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chất MBT (MBT- tên đầy đủ là mercaptobenzothiazole) được sử dụng trong sản xuất cao su, có thể gây ung thư.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Loại hóa chất này có trong găng tay cao su, bao cao su, bề mặt mềm làm bằng mủ cốm, ống thông y tế và lốp xe. Ngoài ra, nó còn tồn tại trong miếng lót giày bằng cao su, giường không khí, băng đàn hồi, núm vú của trẻ sơ sinh, mũ bơi và kính bảo hộ.

Thông tin này hiện đang gây xôn xao dư luận vì những sản phẩn kể trên là những sản phẩm thiết yếu, có loại dùng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Trang tin điện tử Tiếng Chuông đã liên lạc với WHO và có được thông tin chính thức về vấn đề này.

Theo đó, Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC), một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới đã phối hợp và tiến hành nghiên cứu về các nguyên nhân gây ung thư ở người. Tổ chức này điều tra và đánh giá định kỳ các nguyên nhân gây ung thư ở người do môi trường thông qua chương trình Monographs (một chương trình đặc dụng của IARC). Đến nay, hơn 900 tác nhân gây ung thư đã được ghi nhận.

Nghiên cứu mới đây nhất của tổ chức này xem xét các tác nhân gây ung thư có trong 7 loại hóa chất công nghiệp, trong đó có mercaptobenzothiazole. Mercaptobenzothiazole hay MBT là hóa chất được sử dụng làm chất lưu hóa cao su. Lưu hóa cao su là quá trình hóa học làm cao su tự nhiên trở thành vật liệu dẻo hơn nhờ sử dụng hóa chất MBT.

Công nhân ngành công nghiệp hóa chất và người dân nói chung có thể bị phơi nhiễm 2-MBT (do tiếp xúc qua da với các vật dụng chứa cao su như găng tay cao su). Các công nhân làm việc ở các nhà máy sản xuất lốp xe hay cao su cũng có thể bị phơi nhiễm chất này.

IARC đã phân loại chất gây ung thư thành 5 nhóm (từ nhóm 1 - nhóm gây ung thư cho người đến nhóm 4 - nhóm hầu như chắc chắn không gây ung thư cho người). Các nhà khoa học của cơ quan này đã kết luận rằng MBT được xếp vào nhóm 2A - nhóm hầu như chắc chắn gây ung thư cho người. Két luận đó dựa trên những bằng chứng hạn chế trên con người cho thấy chất này gây ung thư bàng quang tiết niệu (phát hiện của nghiên cứu trong nhà máy hóa chất ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh), và bằng chứng đầy đủ về tác nhân gây ung thư cho động vật trong thí nghiệm (phát hiện trong các nghiên cứu ở chuột).

Các chất được xếp vào nhóm 2A khi có ít những bằng chứng về việc gây ung thư trên người và bằng chứng đầy đủ về gây ra ung thư trên động vật được tiến hành thí nghiệm. Những bằng chứng hạn chế cho thấy mối liên quan giữa việc bị phơi nhiễm MBT và bệnh ung thư nhưng cũng không thể loại bỏ những cách lí giải khác cho các quan sát đó.

Hiểu được sự phân loại có liên quan đến nguy cơ sức khỏe con người là điều cần thiết. Chương trình Monograph của IARC đánh giá các chất gây ung thư chứ không đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu bị phơi nhiễm những chất này.

Nghiên cứu này hướng đến xác định các chất gây ung thư, nghĩa là khả năng nếu tiếp xúc sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra được mức độ nguy hiểm tương quan với độ phơi nhiễm. Nguy cơ ung thư do MBT hoặc chất hóa học nào khác thuộc nhóm 2A có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như loại, mức độ phơi nhiễm và độ mạnh của tác nhân đó. Vậy nên, những so sánh giữa các chất trong cùng loại có thể dẫn đến sai lầm.

Sự khác biệt giữa chất độc và nguy cơ là khác nhau. Một chất được coi là chất gây ung thư nếu có khả năng gây ra ung thư trong một số trường hợp. Nguy cơ đánh giá xác suất mắc ung thư, tính toán cả mức độ phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư. Chương trình Monograph có thể nhận định hóa chất gây ung thư ngay cả khi nguy cơ là rất thấp với mô hình sử dụng hoặc tiếp xúc đã được biết trước. Sự nhận biết các chất gây ung thư là quan trọng vì việc sử dụng hoặc vô tình tiếp xúc có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn rất nhiều so với những trường hợp đã được xem xét.

Kết quả nghiên cứu của IARC không dùng để đưa ra bất kỳ quy định, điều luật hay can thiệp về y tế nào. Nghiên cứu được tiến hành để các cơ quan y tế và cơ quan quản lí trên toàn thế giới xem xét việc ngăn chặn tiếp xúc (phơi nhiễm) với những tác nhân có khả năng gây ung thư. Mỗi chính phủ sẽ có những biện pháp riêng dựa trên kết quả của nghiên cứu này.

Theo http://baochinhphu.vn/Doi-song/WHO-thong-tin-chinh-thuc-ve-chat-gay-ung-thu-trong-cao-su/249379.vgp

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh