Bị ung thư phổi ở giai đoạn muộn nhưng 4 năm qua, PGS Đỗ Quốc Hùng vẫn sống khoẻ mạnh. Một trong những bí quyết của ông để chiến thắng ung thư là chế độ ăn uống khoa học.
Bị ung thư phổi ở giai đoạn muộn nhưng 4 năm qua, PGS Đỗ Quốc Hùng vẫn sống khoẻ mạnh. Một trong những bí quyết của ông để chiến thắng ung thư là chế độ ăn uống khoa học.
PGS Đỗ Quốc Hùng và bí quyết 4 chữ T giúp ông vượt qua căn bệnh ung thư (Ảnh: Lệ Nam) |
PGS Bác sĩ Đỗ Quốc Hùng bị ung thư phổi giai đoạn cuối, tưởng như không còn thuốc chữa. Nhưng thật kỳ diệu, ông không bỏ cuộc, ông tuân thủ phác đồ điều trị theo "bí quyết 4 chữ T", và nay sau 5 năm vẫn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chữa bệnh cứu đời.
Trong bài viết này, ông chia sẻ chi tiết hơn về chế độ ăn uống đã áp dụng trong suốt quá trình điều trị ung thư. Chúng ta tiếp tục xem câu chuyện chiến thắng ung thư của ông để cùng mách cho những ai cần đến nó...
Bí quyết nâng cao thể trạng để chống lại căn bệnh ung thư
Theo PGS Hùng trong kinh nghiệm điều trị ung thư của mình, ông luôn truyền tải tới những người khác không may mắn bị bệnh như mình đó là “kinh nghiệm 4 chữ T”.
PGS Hùng cho biết 4 chữ T đó là tinh thần điều này giúp cho người bệnh chiến thắng 50 % bệnh tật. Chữ T thứ hai là thuốc bao gồm cả thuốc tây y và đông y. Chữ T thứ ba là thức ăn, chữ T cuối cùng là thể dục.
Đối với PGS Hùng tinh thần và thuốc là hai thứ để ông chiến thắng bệnh ung thư nhưng thức ăn và thể thao là hai yếu tố quan trọng giúp ông nâng cao thể trạng để có sức đề kháng của cơ thể.
Nhờ có nội lực từ bên trong, thuốc từ bên ngoài vào mà ông có thể chiến thắng căn bệnh ung thư đang ám ảnh hàng triệu người trên đất nước này.
Hoa quả mà PGS Hùng sử dụng nhiều nhất đó là mãng cầu xiêm, quả bơ, cam và chanh. PGS Hùng cho biết ông có đọc qua một vài tài liệu cho biết tác dụng tuyệt vời của quả mãng cầu xiêm nên ông mua nó về làm trái cây chính cho mình.
Để mua được mãng cầu xiêm chất lượng, gia đình ông đặt mua ở vựa mãng cầu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
Mãng cầu vị chua thanh, ít đường có thể làm sinh tố, ăn dầm với sữa chua hoặc dùng trực tiếp. Ngày nào PGS Hùng cũng ăn nó, ép lấy nước uống, khi nào thấy ngán thì ông pha với bơ làm sinh tố bơ.
Nước chanh và nước cam cũng được ông uống hàng ngày để bổ sung vi tamine C. Nhờ thế, suốt những thời gian điều trị bệnh, PGS Hùng không bị mệt mỏi bởi hoá chất điều trị ung thư.
Là bác sĩ nên ông có cơ hội tìm hiểu các tài liệu y khoa nước ngoài nói về các thức ăn tốt cho bệnh nhân ung thư. Đây cũng là lý do vì sao PGS Hùng tin rằng thức ăn ông chọn phù hợp nhất với bệnh nhân ung thư.
Ngoài mãng cầu xiêm là quả điển hình nhất, PGS Hùng chia sẻ bí quyết chọn rau xanh.
Ông thường sử dụng các loại rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi. Loại rau này đã được chứng minh có thể phòng chống ung thư nên PGS Hùng cho biết “không hại thì mình cứ ăn tốt cho sức khoẻ và ít nhiều phòng ngừa bệnh tái phát”.
Tác dụng tuyệt vời của mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm (Graviola) là loại quả nhiệt đới có tên khoa học của nó là Annona muricata. Thành phần hoạt tính, được cho là một loại hợp chất thực vật (hóa chất thực vật), có tên gọi là annonaceous acetogenins.
Mãng cầu xiêm được trồng nhiều nhất ở khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á. Loại cây này được sử dụng quả để làm thức ăn, đồ uống. Quả còn có nhiều tác dụng chữa bệnh, ví dụ như:
- Chứa hàm lượng cacbon hidrat giúp giảm lượng đường trong máu.
- Có tác dụng chữa các bệnh như viêm loét, thấp khớp.
- Có lượng vitamin C rất cao và ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe.
- Chứa các loại khoáng chất như photpho và canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ.
- Ngoài ra mãng cầu xiêm còn công dụng chữa sỏi mật, điều hòa axit uric, tăng cường chất xơ, giúp ăn ngon miệng đồng thời vệ sinh hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Theo ThS. Lương Quốc Chính - Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai , các chất được chiết xuất từ vỏ thân cây, lá, rễ, và quả của mãng cầu xiêm vẫn được dùng làm thuốc (thuốc cổ truyền).
Những bệnh có thể dùng mãng cầu xiêm để điều trị như:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng (bao gồm cả bệnh leishmania, một bệnh thường thấy ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, gây ra bởi ký sinh trùng (thuộc giống Leishmania)
- Nhiễm trùng do vi rút herpes.
- Ho
- Ung thư.
- Dùng để gây nôn, làm sạch ruột.
Về công dụng chống ung thư của loại quả này, cho đến nay vẫn nhiều ý kiến tranh cãi. TS. Thanh Minh, Chuyên ngành Di truyền - Ung thư, Trường ĐH Y khoa Albert Einstein New York, Hoa Kỳ cho rằng, mãng cầu xiêm đúng là có chất tiêu diệt được tế bào ung thư.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, điều đó chỉ xảy ra trong phòng thí nghiệm và chưa bao giờ được đưa ra ngoài phòng thí nghiệm để thử nghiệm trên người.
Và trong trường hợp loại quả này có chứa hợp chất chứa ung thư thì để có thể dùng nó điều trị được bệnh cũng phải chiết xuất từ một lượng vô cùng lớn quả tươi.
Trong bài viết này, PGS Hùng cũng chỉ nhấn mạnh về công dụng của loại quả này như một loại thực phẩm làm tăng sức đề kháng, nâng cao nội lực giúp ông vượt qua được căn bệnh ung thư và sự tàn phá của hóa chất.
Theo bác sĩ Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học Viện y học Cổ truyền trung ương thì hiện nay quả mãng cầu xiêm vẫn còn gây tranh cãi.
Nhưng nếu ăn nó như một loại trái cây bình thường thì nên sử dụng nhưng chú ý vì đây là loại trái cây được sử dụng chất bảo quản rất nhiều.
Ngoài ra, quả mãng cầu xiêm chỉ có 1 hoạt chất các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng nó có thể diệt được tế bào ung thư nhưng để có thể lấy được một hoạt chất ấy cần rất nhiều trái mãng cầu xiêm.
Về thành phần hoá học, trong 100g mãng cầu xiêm phần ăn được có 83,2g nước, 1g protit, 0,2g lipit, 15,1g gluxit, 0,6g xenluloza, 14mg canxi, 21mg photpho, 0,5mg sắt, 8mg natri, 293mg kali, 0,08mg vitamin B1, 0,1mg vitamin B2, 1,3mg vitamin PP, 24mg vitamin C... cung cấp được 59kcal.
Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh, có thể sử dụng mãng cầu xiêm như các loại hoa quả thông thường nhưng không nên chỉ sử dụng loại trái cây này mà bỏ phác đồ điều trị do bác sĩ sử dụng.
Theo Soha
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin