Khi bị nhiễm bệnh, bạn thường nghĩ rằng mình đã bị lây ở những nơi công cộng. Nhưng ngôi nhà của bạn cũng có thể biến thành một "ổ bệnh" mà bạn không hề hay biết chỉ vì bạn không chú ý làm vệ sinh những nơi tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng.
Khi bị nhiễm bệnh, bạn thường nghĩ rằng mình đã bị lây ở những nơi công cộng. Nhưng ngôi nhà của bạn cũng có thể biến thành một "ổ bệnh" mà bạn không hề hay biết chỉ vì bạn không chú ý làm vệ sinh những nơi tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng.
Cần làm sạch lọc vòi nước nhà bếp mỗi tuần một lần. Hình minh họa. |
1. Bộ lọc máy điều hòa
Bộ lọc máy điều hòa trong nhà cần được bảo dưỡng, kiểm tra và vệ sinh định kỳ, tùy thuộc vào điều kiện không khí tại nơi ở của bạn. Nếu để quá lâu, chúng sẽ tích tụ vi khuẩn lưu trữ và lây lan mầm bệnh có hại.
2. Hút bụi quá nhanh
Khi dùng máy hút bụi, bạn càng làm chậm càng tốt. Khi hút bụi nhanh, bụi không được hút vào máy mà ngược lại càng bốc lên cao. Khi hộp của máy hút bụi đầy cần được đưa ra ngoài môi trường thông thoáng để làm sạch vì nó sẽ giải phóng một "đám mây bụi" chứa đầy virus ví dụ như E.coli và salmonella vào không khí.
3. Không dùng quạt trong phòng tắm
Bật quạt thông khí trong phòng tắm khi tắm vòi sen sẽ giúp ngăn chặn hơi ẩm và khí nóng kết tụ thành mảng bám. Các mảng kết tụ này sẽ khiến thành viên trong nhà bị sổ mũi, đau ngực, đau mắt. Mảng kết tụ cũng đặc biệt nguy hiểm cho những người đã bị bệnh hen suyễn và dị ứng.
4. Dùng các sản phẩm tẩy rửa có độc
Rất nhiều sản phẩm tẩy rửa, đuổi côn trùng và làm thơm không khí có chứa thành phần độc tố, ví dụ như phthalates rất phổ biến có thể gây kích ứng da, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bạn nên dùng những phương pháp an toàn hơn để không khí trong nhà thơm sạch tự nhiên, ví dụ như nấu sôi vỏ cam chanh và các thảo mộc thơm để tạo mùi.
5. Không làm sạch vòi nước nhà bếp
Màng lọc mỏng bằng thép trên đầu vòi nước có thể là "vùng đất" sinh trưởng cho vi khuẩn vốn phát triển ở nơi ẩm ướt. Vi khuẩn này có thể "vỡ ra" và thâm nhập vào chén đĩa, thức ăn của bạn.
Để tẩy sạch vi khuẩn ở nơi này, bạn nên lấy đầu lọc vòi nước ra để nhúng vào dung dịch thuốc tẩy pha loãng mỗi tuần một lần.
6. Thảm trải ở cửa
Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 96% giày dép đều chứa coliform, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu hóa. Để ngăn ngừa vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào nhà, bạn nên dùng thuốc diệt khuẩn xịt thảm mỗi tuần một lần, cởi giày trước khi vào nhà.
7. Cửa tủ lạnh
Theo một nghiên cứu, khoảng 83% nhà có tay nắm của tủ lạnh chứa đầy vi khuẩn. Để giữ tủ lạnh được sạch, nên lau tay nắm cửa bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng hoặc thuốc khử trùng mỗi tuần một lần.
Theo http://phapluattp.vn/suc-khoe/ve-sinh-sai-cach-bien-nha-thanh-o-benh-605248.html
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin