Từ nhiều nguồn thông tin cho thấy, các cơ quan chức năng liên tiếp bắt giữ các vụ vận chuyển thịt thối, thực phẩm chứa kháng sinh, chất tăng trọng; rau củ phun thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư hóa chất...
Từ nhiều nguồn thông tin cho thấy, các cơ quan chức năng liên tiếp bắt giữ các vụ vận chuyển thịt thối, thực phẩm chứa kháng sinh, chất tăng trọng; rau củ phun thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư hóa chất...
Điều làm người tiêu dùng lo hiện nay là sản phẩm thực phẩm chưa đảm bảo an toàn và vệ sinh như thế còn nhiều. Nhiều người khi đi chợ do dự mãi mà không biết chọn mua thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe.
Trong suy nghĩ của không ít người nội trợ, rau củ trồng nhà là sạch và an toàn nhất. |
Nói cá ở đồng, nói rau vườn trồng...
Đây là nội dung mà nhiều bà nội trợ khi được hỏi, hầu hết đều nói đã nhận được từ bạn hàng bán lẻ tại các chợ lớn, nhỏ hiện nay. Người viết cũng đã đi thực tế tại một số chợ phường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, mua các loại cá, thịt heo và rau, củ quả cho bữa cơm hàng ngày và cũng nhận được thông tin như vậy từ bạn hàng bán cá thịt, rau củ.
Cô Nguyễn Thị Ly (Phường 3- TP Vĩnh Long) thường xuyên đi chợ phường này mua đồ ăn hàng ngày. “Mua cá, khi hỏi thì được nói là cá đồng. Giờ cá đồng đâu nhiều vậy?
Cá nuôi trên đồng thì đúng hơn. Coi báo đài thấy người ta nói chất cấm gì đó trong nuôi heo. Nhưng mua miếng thịt heo cho bữa cơm thì biết là mua vậy thôi. Chứ có biết miếng thịt ấy từ con heo nào và có chất gì đó cấm như người ta nói đâu...”- cô chia sẻ về việc dùng rau củ, cá mắm, thịt thà hàng ngày bây giờ khó biết làm sao để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chị Nguyễn Ánh Phượng (xã Thiện Mỹ- Trà Ôn) cũng tương tự. Bữa cơm nhà hàng ngày cũng vẫn là cá kho, cá chiên, cá nước ngọt có, cá biển cũng có.
Thịt heo trong tuần ăn đôi ba lần. Rồi canh, xào đều có đủ. “Nghe thì nghe người ta nói hay báo đài kêu ở đâu đó thịt, cá có chất bảo quản, hay khi chăn nuôi có chất cấm gì đó, nhưng làm sao mình thấy, biết được khi mua từ chợ về nhà ăn. Chỉ biết lựa đồ ăn qua con mắt kinh nghiệm và cảm tính của mình thôi chứ biết sao giờ!”- chị nói.
Trên là các chi tiết trao đổi nhanh về bữa ăn hàng ngày mà nhiều bà nội trợ bây giờ đang gặp. Đó là điều rất phổ biến hiện nay, theo ghi nhận thực tế của người viết. Dù vẫn có nhưng rất ít hay thảng hoặc mới có vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến ăn cá, thịt heo, canh rau,... trong bữa ăn tập thể, đám tiệc nào đó.
Rau, thịt không thiếu, chỉ lo an toàn thực phẩm
Khó khăn nhất hiện nay là người tiêu dùng không biết mua thực phẩm sạch ở đâu vì không biết chỗ nào đáng tin tưởng- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Vũ Văn Tám cho biết.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Cao Đức Phát có văn bản yêu cầu sở nông nghiệp- PTNT các tỉnh thí điểm xác nhận sản phẩm nông- lâm- thủy sản an toàn, gồm cả rau củ, trái cây, thịt. Làm vậy để người tiêu dùng có thể yên tâm tin tưởng và mua được sản phẩm thực phẩm sạch, đã được kiểm tra, xác nhận.
Mà trước hết, ngành nông nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xác nhận thực phẩm sạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, áp dụng với rau sạch, trái cây. Tuy nhiên, với mặt hàng thịt vẫn còn khó khăn. Dù vậy, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương nỗ lực xây dựng vùng thịt an toàn dịch bệnh phục vụ người tiêu dùng.
Vận chuyển hải sản từ đảo vào đất liền tiêu thụ. |
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp- PTNT), cùng với thịt thì rau xanh, trái cây hiện nay cũng khá dồi dào. Hiện cả nước có hơn 1,1 triệu hecta rau, dự tính đạt xấp xỉ 3 triệu tấn rau xanh phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Còn theo Cục Chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, cung ứng thực phẩm thịt trên cả nước đang có những thuận lợi do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, thị trường đầu ra và giá ổn định. Nhiều tháng nay, do người chăn nuôi có lãi nên tích cực mở rộng đàn, chuẩn bị bán dịp tết.
Như vậy, vấn đề đáng quan tâm còn lại là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuẩn bị cho tết và năm mới sắp đến, ngành y tế tỉnh đã đề ra nhiệm vụ:
Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, sữa và sản phẩm từ sữa, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và các cơ sở sử dụng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí, thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí năm 2015; thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán.
|
Toàn tỉnh hiện có 1.972 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; trên 4.800 cơ sở kinh doanh thực phẩm; trên 4.670 cơ sở dịch vụ ăn uống; 154 bếp ăn tập thể và trên 1.750 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Địa điểm xảy ra ngộ độc thực phẩm năm 2014 tập trung ở các tiệc ăn gia đình, bếp ăn tập thể và do thức ăn đường phố. Gần hết năm 2015, đã ghi nhận 2 vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh, đều do ăn bánh mì. |
Bài, ảnh: TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin