Bệnh quáng gà

09:11, 08/11/2015

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 67 triệu người mắc bệnh quáng gà. Bệnh quáng gà là bệnh mắt nan y thường gặp, tỷ lệ phát bệnh xếp thứ hai trong các bệnh dẫn đến mù mắt, đó là căn bệnh phát triển nhanh chóng, nguy hại lớn và rất có thể dẫn đến mù mắt.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 67 triệu người mắc bệnh quáng gà. Bệnh quáng gà là bệnh mắt nan y thường gặp, tỷ lệ phát bệnh xếp thứ hai trong các bệnh dẫn đến mù mắt, đó là căn bệnh phát triển nhanh chóng, nguy hại lớn và rất có thể dẫn đến mù mắt.

Bệnh quáng gà là gì?

Quáng gà là cách gọi dân gian của bệnh thoái hoá sắc tố võng mạc, được biểu hiện bằng triệu chứng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu vào ban đêm hay trong môi trường thiếu ánh sáng, giống như con gà khi chạng vạng về chiều đã lo về chuồng vì sợ không nhìn rõ đường.

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

 Quáng gà không phải là một bệnh mà là một nhóm các bệnh có liên quan đến gen di truyền như bệnh lý võng mạc, nhiễm độc thuốc, hoặc tình trạng thiếu vitamin A. Trong đó, nguyên nhân do thiếu vitamin A là phổ biến nhất.

 Khi bệnh nhân có biểu hiện bị quáng gà, nếu điều trị thử bằng vitamin A mà bệnh nhân hết quáng gà thì nguyên nhân chính gây ra quáng gà là do thiếu vitamin A.

 Thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân là do:

- Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: Ðây là tình trạng phổ biến ở nhiều vùng. Trẻ em trong giai đoạn ăn bổ sung với một chế độ ăn nghèo thức ăn động vật, rau xanh, quả chín (chứa nhiều tiền vitamin A (caroten). Thiếu dầu mỡ trong khẩu phần làm giảm hấp thu vitamin A. Tập quán cho trẻ ăn bổ sung chỉ có bột gạo, đường hoặc muối là một sai lầm về chế độ nuôi dưỡng dẫn tới thiếu vitamin A và các vi chất khác. Nhiều trẻ bị mù dinh dưỡng do không được bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều vitamin A, thích hợp với trẻ nhỏ.

- Tình trạng nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy cũng là các nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng thiếu hụt vitamin A. Nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là nguyên nhân của thiếu vitamin A. Ðây là những tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam.

- Suy dinh dưỡng protein năng lượng nặng thường kèm theo thiếu vitamin A, vì thiếu protein ảnh hưởng tới chuyển hoá, vận chuyển vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu các vi chất khác như thiếu kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hoá vitamin A.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có trên 500.000 trẻ em bị mù do thiếu vitamin A. Ngoài ra, có 6-7 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A ở mức độ nhẹ và vừa. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh quáng gà là vô cùng quan trọng để được điều trị đúng và kịp thời, tránh hoặc giảm thiểu các biến chứng nặng nề như mù loà cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh quáng gà

 Thường rất khó phát hiện người bị bệnh quáng gà, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì người bị bệnh quáng gà vẫn sinh hoạt bình thường vào ban ngày hay trong môi trường đủ ánh sáng, chỉ khi khi chiều xuống hay về đêm thiếu ánh sáng họ mới trở nên chậm chạp, vụng về, hay ngã, hay gây ra đổ vỡ khiến mọi người chỉ nghĩ là họ hậu đậu, không cẩn thận.

 Vài người bệnh cũng không hiểu vì sao mình như thế nên dần họ mặc cảm, buồn rầu, xa cách mọi người khi chiều về, nhất là trẻ em thường trở nên chậm chạp, ngồi một chỗ không chơi đùa vì sợ vui chơi gây đổ vỡ đồ đạc, bố mẹ sẽ la mắng.

 Chính vì vậy, việc chúng ta quan tâm tới người thân bằng cách hỏi,  quan sát khi thấy có dấu hiệu của bệnh là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để phát hiện sớm quáng gà.

 Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải phân biệt với hiện tượng thích nghi bóng tối kém đó là biểu hiện khi thay đổi đột ngột từ vùng sáng sang vùng tối bệnh nhân cảm thấy mờ mắt, say sẩm mặt mày và phải nghỉ ngơi một lúc mới nhìn rõ trở lại, đây là tình trạng sinh lý bình thường chứ không phải mắc bệnh quáng gà.

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Có nhiều phương pháp giúp bổ sung vitamin A, đầu tiên nên dùng vitamin A liều cao nhằm điều trị nhanh triệu chứng, với liều lượng 4-6 viên đối với người lớn và 1-2 viên đối với trẻ em (viên 5.000 UI), có thể tốt hơn nếu dùng kèm với vitamin E 400 UI/ngày.

Một số loại thuốc nhỏ mắt có chứa vitamin A nên dùng trong trường hợp này như V.Rohto, Osla… nhưng không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt vì tác dụng phụ lâu dài có thể gây nên một số bệnh lý khác về thị giác. Tốt hơn, người bệnh nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kiến thức cho việc bổ sung vitamin A bằng thuốc.

Ngoài 2 phương pháp điều trị bằng thuốc, chúng ta có thể dự phòng thiếu vitamin A bằng các biện pháp sau:

- Cải thiện bữa ăn, giáo dục truyền thông dinh dưỡng. Chế độ ăn bổ sung hợp lý (thức ăn động vật, dầu mỡ, các loại rau xanh có hàm lượng caroten, đáng chú ý là rau muống, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, hẹ lá, rau thơm, các loại củ quả như gấc, cà rốt, quả chín như đu đủ, xoài…).

- Bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ 6-36 tháng tuổi uống viên nang 200.000 đơn vị quốc tế (UI) mỗi năm 2 lần (đối với trẻ dưới 12 tháng cho uống viên nang 100.000 UI). Việc bổ sung vitamin A liều cao cho các bà mẹ ngay sau sinh cũng được áp dụng.

- Phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh nhiễm trùng, nhất là sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp có nguy cơ thiếu vitamin A và khô mắt. Từ năm 1996, việc bổ sung vitamin A phối hợp với chiến dịch tiêm chủng toàn quốc. Trẻ em bị bệnh nhiễm khuẩn được bổ sung dự phòng vitamin A cùng với việc điều trị bệnh./.

Theo http://baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=38347

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh