Mấy ngày qua, nhiều người dân khám, điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa TP Vĩnh Long thấy có kiến ba khoang tại bệnh viện và một số bệnh nhân, thân nhân bị kiến cắn làm tổn thương da cho chạm phải chúng.
Mấy ngày qua, nhiều người dân khám, điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa TP Vĩnh Long thấy có kiến ba khoang tại bệnh viện và một số bệnh nhân, thân nhân bị kiến cắn làm tổn thương da cho chạm phải chúng.
Trước tình hình này, bệnh viện phối hợp trung tâm y tế phun hóa chất diệt côn trùng nguy hại này, nhưng vẫn chưa diệt triệt để. Ngoài cấp hóa chất xịt côn trùng, bệnh viện yêu cầu người bệnh, người nhà tại đây không nên mở cửa sổ các khoa phòng vào ban đêm để tránh kiến bay.
Theo lãnh đạo bệnh viện, kiến ba khoang xuất hiện tại bệnh viện rất lâu nhưng mật độ thấp. Song, trong những ngày gần đây loài kiến này xuất hiện rất nhiều và hầu như khoa phòng nào cũng có sự hiện diện của chúng. Đặc biệt, buổi tối kiến ba khoang bay vào với mật độ rất cao và đã có không ít bệnh nhân và thân nhân nuôi bệnh bị độc tố của kiến làm tổn thương da, ngứa rát.
Những bệnh nhân bị kiến ba khoang cắn bị viêm da do tiếp xúc kích ứng do côn trùng, nguyên dân do chất gây bỏng Pederin ( C24 H43 O9N) có trong dịch tiết của kiến ba khoang. Biểu hiện lâm sàng: viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
Người bệnh có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận. Sau 6- 12 tiếng đồng hồ, thương tổn khiến da đỏ hơi cộm, có các mụn nước. Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 5- 7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh Zona. Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Tân- Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long cho biết: Hiện nay là mùa phát triển của kiến ba khoang, do đó bà con có thể phòng tránh chúng bằng các biện pháp sau: Thứ nhất, không nên đứng dưới ánh sáng đèn vào ban đêm đặc biệt là những nơi công cộng có đồng cỏ. Thứ 2, khi mở đèn lên vào ban đêm nên đóng cửa kín hoặc dùng cửa lưới hoặc che rèm tránh kiến ba khoang vào nhà.
Khi kiến ba khoang có bám trên người không nên dùng tay bắt hoặc đập chà xát giết kiến trên nền da chúng ta dễ tránh dịch có độc tố của kiến ba khoang gây tổn thương da. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang trên nền da phải lập tức rửa ngay bằng xà phòng với nước sạch và đến cơ sở y tế khi có xuất hiện những bóng nước trên nền da do tiếp xúc với kiến ba khoang để được tư vấn và điều trị”.
Do là mùa sinh sản và phát triển mạnh nhất trong năm nên mọi người cần thực hiện các khuyến cáo của ngành chuyên môn để tránh kiến ba khoang gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình.
Kiến ba khoang thuộc lớp côn trùng bộ cánh cứng, sống và sinh sản ở những nơi ẩm ướt và có xu hướng bay đến nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm. Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Chúng phát triển mạnh từ tháng 5 đến cuối tháng 10 hàng năm. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng chất dịch có độc tố trong kiến ba khoang sẽ gây tổn thương da dưới dạng bỏng rộp da, nổi bóng nước, có thể để lại sẹo ở vùng da non và nguy hiểm hơn là vùng mắt. |
MAI ANH
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin