Những nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ hóa.
[links()]
Những nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ hóa. Có tới 21,6% nam thanh niên từ 16 - 24 tuổi là người hút thuốc.
Với bất kỳ người dân là nông dân, tư thương, giới công chức viên chức, thậm chí thanh thiếu niên, hút thuốc lá rất dễ thành thói quen và rất khó bỏ (ảnh minh họa). |
Hút thuốc lá trong “top” không mong muốn!
Nguyễn Việt H. (33 tuổi, ngụ huyện Trà Ôn) hiện là một tiểu thương. Năm 2000, lúc mới học lớp đầu tiên bậc THPT, anh đã... biết hút thuốc lá. Nói là “biết”, nhưng chỉ mới dừng lại ở mức tập tành theo tụi bạn. Rồi đi lên thành phố làm công nhân. Vài năm sau trở về nhà làm hàng xáo, rồi buôn hàng nông sản… Chừng ấy thời gian, điếu thuốc lá đã gắn chặt với anh, như là một “mảnh ghép” để công việc nhọc nhằn chóng qua...
Nguyễn Tiến K. (32 tuổi, bạn anh H.) cũng có quá trình bắt đầu hút thuốc lá tương tự, cũng từ tập tành rồi bây giờ cũng chưa bỏ được. Cũng vậy, một người bạn nhà nông vẫn có thói quen hút thuốc lá. Nhiều viên chức nhà nước, trong môi trường cấm thuốc lá, nhưng vẫn… ráng hút thuốc ở ngoài nơi làm việc.
Người viết hỏi 10 người là bạn bè, đối tác về việc hút thuốc lá trong độ tuổi từ 22 trở đi, có 7 trong số được hỏi nói có hút thuốc lá. Số còn lại không hút thuốc và lý giải nguyên nhân không hoặc bỏ hút thuốc lá là: “do hút thuốc lá thấy cũng vậy thôi”, “do không tiện trong công việc, ảnh hưởng gia đình, vợ con”, “vẫn có hút thuốc nhưng cố gắng đã bỏ được thuốc lá”.
Theo các tài liệu đã được công bố, hiện nay nước ta có hơn 15 triệu người hút thuốc lá; 33 triệu người đang tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà; 5 triệu người tiếp xúc khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc. Riêng tỷ lệ nam giới trên 15 tuổi hút thuốc lá lên tới 47,4% (tức 2 người thì có gần 1 người hút thuốc lá). Những nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh- thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ hóa, khi có tới 21,6% nam thanh niên từ 16- 24 tuổi là có hút thuốc lá.
Những chỉ số này dẫn đến Việt Nam nằm trong “top” 15 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Và dĩ nhiên, với việc trực tiếp hút thuốc lá, hít khói thuốc lá thụ động dẫn đến các nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thì đứng trong “top” này đã dấy lên lo lắng ở không riêng cá nhân, tổ chức nào mà chung trong cộng đồng và trên quy mô quốc gia.
Tập trung kéo giảm thanh niên, nam giới hút thuốc
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ- CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trước đó chính thức có hiệu lực, quy định các hành vi, hoạt động liên quan đến thuốc lá sẽ bị nghiêm cấm và bị xử phạt, nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự chuyển biến, biện pháp thực hiện còn chưa nghiêm nên tình trạng hút thuốc lá vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.
Trao đổi với đại diện một số cơ sở khám chữa bệnh, trường học được biết họ có biết cán bộ, nhân viên hút thuốc nhưng khó cấm, làm sao nói đến chuyện xử phạt. Vả lại, người quản lý, người chịu trách nhiệm nơi đó cũng không có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt hành vi này.
Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền để Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đi sâu vào cuộc sống nhằm thực thi tính pháp lý của luật đặt ra. Trên quy mô quốc gia, Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020. Mục tiêu chính của chiến lược: giảm nhu cầu sử dụng, kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; giảm nguy cơ bệnh tật, tử vong do thuốc lá gây ra; giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong một số nhóm đối tượng: thanh thiếu niên (15- 24 tuổi) từ 26% (năm 2011) xuống còn 18% (năm 2020); nam giới từ 47% (2011) xuống 39% (2020); nữ giới xuống 1,4% vào năm 2020; đồng thời tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của mọi người dân với chính sách pháp luật liên quan đến thuốc lá.
Mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 ở Việt Nam: giảm nhu cầu sử dụng, kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; giảm nguy cơ bệnh tật, tử vong do thuốc lá gây ra; giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong một số nhóm đối tượng: thanh thiếu niên (15- 24 tuổi) từ 26% (năm 2011) xuống còn 18% (năm 2020); nam giới từ 47% (2011) xuống 39% (2020); nữ giới xuống 1,4% vào năm 2020; đồng thời tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của mọi người dân với chính sách pháp luật liên quan đến thuốc lá. |
Bài, ảnh: TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin