Có nhiều yếu tố gây nguy cơ hoặc ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp. Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều kênh, thăm khám, đo huyết áp định kỳ, sẽ giúp nhận biết nguy cơ và khi có giải pháp điều trị đúng sẽ hạn chế bệnh lý gia tăng, đem lại chất lượng cuộc sống. Các khảo sát của bác sĩ, cử nhân, điều dưỡng tại một số khoa như: Khám bệnh, Nội tim mạch- Lão khoa, thuộc Bệnh viện Đa
Việc thăm khám định kỳ sẽ sớm phát hiện nguy cơ và có giải pháp kiểm soát tốt tăng huyết áp.
Có nhiều yếu tố gây nguy cơ hoặc ảnh hưởng đến bệnh tăng huyết áp. Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều kênh, thăm khám, đo huyết áp định kỳ, sẽ giúp nhận biết nguy cơ và khi có giải pháp điều trị đúng sẽ hạn chế bệnh lý gia tăng, đem lại chất lượng cuộc sống.
Các khảo sát của bác sĩ, cử nhân, điều dưỡng tại một số khoa như: Khám bệnh, Nội tim mạch- Lão khoa, thuộc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Long đã chỉ ra điều đó.
Nhiều người có “hành vi sai” với bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp chia 2 loại: nguyên phát (không có nguyên nhân), xảy ra ở người cao tuổi (85- 89%); thứ phát (có nguyên nhân), xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (11- 15%). Hiện nay, BVĐK tỉnh cho biết tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do biến chứng của tăng huyết áp vẫn cao.
Theo các bác sĩ, tăng huyết áp rất khó xác định nguyên nhân, nhưng có thể phát hiện dễ dàng bằng cách... đo huyết áp.
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân đối với bệnh tăng huyết áp tại phòng khám” sẽ góp phần lý giải điều này. Trong 170 bệnh nhân khảo sát ngẫu nhiên, 47,06% bệnh nhân có kiến thức đúng; 51,76% bệnh nhân có thái độ đúng; nhưng chỉ có 14,12% bệnh nhân có hành vi đúng đối với tăng huyết áp, tức có đến 85,88% bệnh nhân có hành vi sai đối với bệnh lý này.
Theo cử nhân Lưu Ngọc Thảo Quyên thuộc Khoa Khám bệnh: Kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân tăng huyết áp chịu ảnh hưởng của yếu tố địa lý, nghề nghiệp và trình độ văn hóa. Qua khảo sát, những người làm nghề tự do, buôn bán, làm thuê, nông dân, nội trợ,... có kiến thức sai về tăng huyết áp chiếm khá nhiều.
Tương tự, người sống ở vùng nông thôn hoặc nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên việc cập nhật kiến thức bệnh cũng như tuân thủ điều trị còn rất thấp. Trong phạm vi khảo sát này, yếu tố trình độ đã khiến ít nhất 63% bệnh nhân có kiến thức sai về tăng huyết áp và đến hơn 97% bệnh nhân theo đó có hành vi sai.
Trong một khảo sát độc lập khác đối với 200 bệnh nhân tăng huyết áp đến điều trị tại BVĐK tỉnh năm 2014, điều dưỡng Nguyễn Kim Phượng và các cộng sự dẫn số liệu: tỷ lệ bệnh nhân cư trú ở nông thôn cao nhất (76%), còn lại là sinh sống ở thành thị. Và có 20% trong số bệnh nhân... không có kiến thức về tăng huyết áp.
Kết quả điều tra này cũng chỉ ra, khoảng 76% bệnh nhân không biết bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp và 55,5% có ở người hút thuốc lá.
Tuyên truyền, điều trị để kiểm soát tốt huyết áp
Ở góc độ điều trị, một nghiên cứu về “Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch” của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bạch Yến- Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Vĩnh Long và nhóm các dược sĩ chuyên khoa, cho thấy:
Việc đánh giá hiệu quả các nhóm thuốc, với mỗi nhóm thuốc có hiệu quả trên lâm sàng khác nhau, là cần thiết. Qua đó để thống kê kết quả trị liệu của thuốc, giúp lựa chọn thuốc an toàn và hiệu quả.
Trong điều trị, lượng bệnh nhân khảo sát được điều trị bằng đa trị liệu và đơn trị liệu tương đương. Điều trị đa trị liệu, bác sĩ có xu hướng lựa chọn phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên. Ở liệu pháp đơn trị liệu, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp đạt mục tiêu điều trị 96% tại thời điểm xuất viện, tỷ lệ này ở đa trị liệu 99%.
Để đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp tương ứng, hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau có tác động đến huyết áp và làm giảm nguy cơ tim mạch.
Từ các đề tài khảo sát, hầu hết các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đều đề xuất: cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, biện pháp phòng chống tăng huyết áp trong bệnh viện, ngoài cộng đồng. Có thể tổ chức CLB, đội tư vấn để giải đáp thắc mắc của bà con tại khu chờ khám, lãnh thuốc. Nhân viên y tế tăng cường nhắc nhở, khuyến khích bệnh nhân nên tuân thủ điều trị.
Theo các điều dưỡng, không riêng bệnh tăng huyết áp, đội ngũ này là trực tiếp thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân, nên thông qua đó làm sao kiến thức tăng huyết áp phải đến với bệnh nhân và người dân nhanh nhất.
Đó là một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tăng huyết áp. Bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện tăng huyết áp, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Cũng nên biết ở một phạm vi khảo sát, hiệu quả việc kiểm soát huyết áp khi điều trị bằng thuốc ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 phần lớn cao hơn độ 2.
Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, biện pháp phòng chống tăng huyết áp trong bệnh viện, ngoài cộng đồng. Có thể tổ chức CLB, đội tư vấn để giải đáp thắc mắc của bà con tại khu chờ khám, lãnh thuốc. Nhân viên y tế tăng cường nhắc nhở, khuyến khích bệnh nhân nên tuân thủ điều trị.. |
Bài, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin