Đó là các cách sơ cứu khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn do Bộ Y tế vừa ban hành.
Trấn an để giảm lo lắng cho bệnh nhân; rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi (tay, chân) bị rắn cắn, tránh gây chèn ép khi chi sưng nề; bất động chi bị cắn bằng nẹp, không để bệnh nhân tự đi lại; ngay sau khi bệnh nhân bị rắn cắn, nặn, hút máu tại vết cắn để loại bớt nọc độc, không chích rạch tại vết cắn; phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay chứ không nên để mất quá nhiều thời gian đi tìm thầy lang, thuốc lá,...
Đó là các cách sơ cứu khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn do Bộ Y tế vừa ban hành.
Văn bản đề cập về nguyên tắc điều trị chung: bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp; vận chuyển nhanh chóng, an toàn tới khoa cấp cứu hoặc hồi sức tích cực tại bệnh viện; các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu sau 20 phút tại giường bệnh phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục và/hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.
MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin