Chiến dịch tiêm vắc xin sởi- rubella trong tiêm chủng mở rộng quốc gia năm 2014- 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã đi được 1/3 chặng đường. Ghi nhận đến hiện tại, tại nhiều huyện trong tỉnh lượng trẻ đến tiêm ngừa đợt 1 đạt cao. Công tác thực hành tiêm chủng đảm bảo an toàn, tỷ lệ phản ứng sau tiêm thấp và chủ yếu phản ứng nhẹ, không có phản ứng nặng sau tiêm...
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi- rubella trong tiêm chủng mở rộng quốc gia năm 2014- 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã đi được 1/3 chặng đường. Ghi nhận đến hiện tại, tại nhiều huyện trong tỉnh lượng trẻ đến tiêm ngừa đợt 1 đạt cao. Công tác thực hành tiêm chủng đảm bảo an toàn, tỷ lệ phản ứng sau tiêm thấp và chủ yếu phản ứng nhẹ, không có phản ứng nặng sau tiêm...
Quy trình thực hành an toàn tiêm chủng trong chiến dịch tiêm ngừa sởi- rubella đến nay được cho là rất tốt.
Tiêm đạt khá, phản ứng sau tiêm thấp
Theo báo cáo đến ngày 6/11 của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long, đã có 47.110 trẻ 1-5 tuổi được tiêm vắc xin sởi- rubella trong chiến dịch. Tỷ lệ tiêm đạt 86,26% so tổng số trên 54.600 trẻ dự kiến tiêm trong đợt 1.
Trong đối tượng đến tiêm ngừa, có hơn 1.000 trẻ “vãng lai” (tức không nằm trong danh sách đã điều tra), nhưng đáng ghi nhận là sự phối hợp của người dân để đưa con trẻ đi tiêm chủng.
Về các đợt tiêm 2, 3 sắp tới, bác sĩ Huỳnh Thanh Tân- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng- cho rằng rất cần phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn để các phụ huynh, các trường phối hợp tốt và tiêm đạt yêu cầu.
“Cần điều tra lập danh sách thật kỹ, hạn chế tối đa bỏ sót đối tượng, đảm bảo tiêm đạt chỉ tiêu, nâng độ bao phủ của vắc xin đối với trẻ trong cộng đồng”- bác sĩ Huỳnh Thanh Tân chia sẻ thêm.
Đến hiện tại ghi nhận 8 trường hợp (0,016%) có phản ứng sau tiêm trong tổng số trẻ được tiêm và hầu hết là các phản ứng nhẹ. Không ghi nhận có phản ứng nặng sau tiêm. Có 34 trẻ chống chỉ định tiêm (0,06%); 3.260 trẻ hoãn tiêm (5,54%); 9.177 trẻ chưa đến tiêm (15,59%).
Đối với các trẻ chống chỉ định tiêm, hoãn tiêm và chưa đến tiêm ngừa, các địa phương sẽ tổ chức tiêm vét cho trẻ trong thời điểm thích hợp sau đó, đảm bảo tất cả trẻ đều được tiêm. Mục tiêu tiêm ngừa đặt ra phải có trên 95% trẻ được tiêm trong chiến dịch này.
Bác sĩ chuyên khoa II Phan Văn Năm- Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho biết nếu trẻ mắc bệnh sởi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng: suy dinh dưỡng, loét giác mạc, viêm phổi, suy hô hấp và đe dọa tử vong.
Với rubella, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu bị hội chứng rubella bẩm sinh, trẻ có khả năng khi sinh ra bị các dị tật như bệnh tim bẩm sinh, câm, điếc,...
Điều đáng mừng là, vắc xin rubella từ trước khi có chiến dịch này, phụ nữ mang thai muốn tiêm phải tiêm chủng dịch vụ với giá khá cao. Kể từ năm 2015 trở đi, vắc xin rubella được Bộ Y tế đưa vào tiêm chủng mở rộng thường xuyên và hoàn toàn miễn phí. Làm các động thái này để Việt
Theo ghi nhận, cũng có trường hợp trẻ sợ tiêm, quấy khóc khi đến bàn tiêm, nhưng đó chỉ số ít và phần lớn các bé khi có chỉ định tiêm ngừa đều được tiêm mũi vắc xin phối hợp sởi- rubella. Báo chí đưa tin trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi- rubella đang diễn ra trên cả nước, tại một số địa phương khi tiêm ngừa có xảy ra một số trường hợp trẻ bị chóng mặt, nôn ói, mệt xỉu... Ngành y tế địa phương đó xác định do các trẻ phản ứng dây chuyền bởi tâm lý lo sợ khi tiêm chủng. |
Tiêm an toàn, đảm bảo đạt mục tiêu
Chia sẻ về chiến dịch ở góc độ điều trị, bác sĩ Phan Văn Năm cho rằng nếu chiến dịch tiêm đạt chỉ tiêu với trên 95% đối tượng trẻ được tiêm ngừa sẽ góp phần rất lớn tiến tới loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh rubella.
Theo ông: “Trẻ không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ liều sẽ dẫn đến miễn dịch không đảm bảo để bảo vệ cơ thể, phòng bệnh”.
Qua bàn tiếp đón, trẻ đến bàn khám sàng lọc, đến bàn tiêm, khu vực chờ sau tiêm.
Chia sẻ về công tác thực hành an toàn tiêm chủng trong chiến dịch, bác sĩ Huỳnh Thanh Tân cho biết, trước chiến dịch tiêm vắc xin sởi- rubella, theo chỉ đạo Sở Y tế, cơ quan y tế dự phòng đã tập huấn (có cấp giấy chứng nhận) thực hành an toàn tiêm chủng cho tất cả cán bộ có tham gia công tác tiêm chủng trên toàn tỉnh.
Sau đó, đơn vị tiếp tục phối hợp các trung tâm y tế tuyến huyện tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở nội dung tương tự, có chiến dịch tiêm sởi- rubella.
Đến nay, công tác tiêm ngừa trên địa bàn đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định Bộ Y tế. Trong chiến dịch, cơ quan y tế dự phòng, các trung tâm y tế huyện và BCĐ ở các xã đều có đoàn giám sát tại địa điểm tiêm ở các địa bàn toàn tỉnh.
Qua đó, quy trình thực hành tiêm chủng từ khâu: tiếp đón, khám sàng lọc, vào bàn tiêm, khu vực chờ 30 phút sau tiêm... đến bảo quản vắc xin, báo cáo sau buổi tiêm về lượng trẻ được tiêm, hoãn tiêm và phản ứng sau tiêm đều thực hiện tốt.
Theo điều tra ban đầu, toàn tỉnh Vĩnh Long có trên 217.000 trẻ em độ tuổi 1-14 tuổi được tiêm ngừa; tương ứng với các độ tuổi: 1-5, 6-10 và 11-14 (mầm non, tiểu học và THCS). Vĩnh Long đến hiện tại ghi nhận tỷ lệ phản ứng sau tiêm rất thấp và chỉ là các phản ứng nhẹ, bình thường trong tiêm chủng. Tỉnh không ghi nhận có phản ứng nặng sau tiêm. |
Bài, ảnh: DĨ HIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin