Khi nói tới ô nhiễm không khí, ai cũng đều nghĩ tới những nguồn gây ô nhiễm từ khí thải công nghiệp, khói xe ô tô, rắc thải… nhưng ít ai biết được những vật dụng hàng ngày trong chính ngôi nhà của mình lại chính là nguồn gây ô nhiễm độc hại cho sức khỏe, và là một trong những nguyên nhân gây tử vong.
Khi nói tới ô nhiễm không khí, ai cũng đều nghĩ tới những nguồn gây ô nhiễm từ khí thải công nghiệp, khói xe ô tô, rắc thải… nhưng ít ai biết được những vật dụng hàng ngày trong chính ngôi nhà của mình lại chính là nguồn gây ô nhiễm độc hại cho sức khỏe, và là một trong những nguyên nhân gây tử vong.
Nhiều người cũng nghĩ rằng không khí ngoài trời dường như ô nhiễm hơn không khí ở trong nhà. Nhưng thực tếl ại không hoàn toàn đúng như vậy.
Hơn 7 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí trong nhà
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 3 tỷ người trên thế giới đang không được tiếp cận với nhiên liệu sạch và việc đảm bảo vệ sinh trong bếp núc, sưởi ấm và chiếu sáng. Mỗi năm, có hơn 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Trong số đó, có khoảng 4,3 triệu người ở các nước đang phát triển.
Theo cảnh báo của WHO mỗinăm có hàng triệu người, chủ yếu tại các nước đang phát triển chết vì ô nhiễm không khí trong nhà, do việc sử dụng các nhiên liệu nguy hiểm như than, dầu, củi, rác thải nông nghiệp... Trước tình trạng này, WHO kêu gọi người dân sử dung nhiên liệu sạch và thiết kế khu bếp nấu an toàn sạch sẽ.
Các chuyên gia của WHO cảnh báo, ô nhiễm trong nhà có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư phổi, viêm phổi, thiếu máu...Bởi vì khíCO2 mà nhiên liệu rắn như gỗ than đá, phân động vật, củi thải ra ngay tại nơi ởđang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Ai chịu ảnh hưởng của sự ô nhiễm không khí trong nhà?
Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chủ yếu là trẻ nhỏ và người già, những người bị bệnh về đường hô hấp, những người có thời gian ở nhà từ 65 - 90%.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới thì khoảng 900.000 trường hợp trẻ nhỏ tử vong do viêm phổi có liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp, có khoảng 4% người già bị các bệnh về hô hấp, có nguy cơ bị mất trí nhớ cũng dotình trạng ô nhiễm không khí ở trong nhà.
Nguồn gây ô nhiễm trong nhà
Thảm mới: Vật liệu làm thảm có thể sinh ra một loạt các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có hại cho sức khỏe. Vì thế, khi mua thảm về, nên phơi ở ngoài trời vài ngày rồi mới đưa vào dung .Khi bắt đầu dùng, thường xuyên mở cửa sổ và bật quạt 2-3 ngày liên tục.
Bóng đèn tiết kiệm hỏng: Nếu vỡ ra, đèn compact huỳnh quang có thể phát ra thủy ngân, một chất độc hại đối với thần kinh dù chỉ với số lượng nhỏ thoát vào không khí. Vì thế, dù là đèn tiết kiệm điện, không nên để ở vị trí dễ vỡ, đặc biệt là nhà có trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. Khi đèn hỏng nên mở cửa sổ để nhà thông thoáng 15 phút.
Sản phẩm điện tử và sản phẩm nhựa mới: Các sản phẩm này có thể phát ra phthalates, chat có liên quan đến sự bất thường nội tiết tố và các vấn đề sinh sản. Những sản phẩm có lớp chống cháy có liên quan đến loại hóa chất tạo ra những thay đổi về hành vi do hệ than. Do vậy để tránh độc hại bạn nên bật thông gió cho đến khi mất mùi hóa chất. Thường xuyên hút bụi quanh máy vi tính, máy in và tivi.
Keo và các loại chất dính : Chúng có thể phát ra các chất độc hại như acetone có thể gây kích ứng mắt và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Chất kết dính còn có thể phát ra formaldehyde độc hại. Do vậy, khi dùng keo, tìm loại không chứa formaldehyde và nên làm việc trong một không gian thông thoáng.
Thiết bị nhiệt : Thiết bị nhiệt, đặc biệt là bếp gas, có thể tạo ra khícarbon monoxide gây ra nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, và thậm chí tử vong nếu không được thông gió đúng cách. Nó cũng có thể phát ra khí nitơ và các hạt bụi gây ra vấn đề hô hấp và viêm mắt, mũi, viêm họng. Để khắc phục điều này, nên làm vệ sinh, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị định kỳ.
Sơn : Các sản phẩm như tẩy sơn, tẩy chất dính và sơn dạng bình xịt cũng có thể chứa methylene chloride, là chat gây ra ung thư ở động vật. Với nhà có sơn mới, nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào, bật quạt thông gió, đeo khẩu trang khi sơn.
Ghế bọc nệm và các sản phẩm ép gỗ: Khi mới, nhiều đồ nội thất và sản phẩm gỗ có thể phát ra formaldehyde, một chất có thể gây ung thư đồng thời gây kích ứng mắt, mũi, họng, khiến hơi thở khò khè và ho, mệt mỏi, phát ban da và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. “Mẹo” tránh là tăng thông gió, đặc biệt là khi lắp đồ mới vào phòng.
Tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Tránh sử dụng những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hoá học trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
- Tránh sử dung các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hoá học tổng hợp.
- Khi làm sạch các vật dung trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để tránh bụi bay ra từ những vật dụngnày và nó sẽ làm ô nhiễm không khí.
- Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy, bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng nên mang chúng đi giặt.
- Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi rửa bát để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.
- Nên mua đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất hoá học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.
- Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.
- Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của bạn.
- Bạn nên để những vật dung có chứa chất hoá học cách xa nơi sinh hoạt của gia đình.
- Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành.
- Hàng ngày bạn cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm điện vì không phải sử dụng điều hoà.
Theo VnMedia.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin