Cách phòng tránh tâm lý dây chuyền khi tiêm vắc xin sởi - rubella

11:11, 28/11/2014

Thời gian qua, một số trường hợp học sinh có hiện tượng bị đau đầu, chóng mặt, mệt xỉu khi tiêm vắc xin sởi-rubella ở trường học. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế đã đưa ra một số biện pháp để phòng tránh hiện tượng này.

Thời gian qua, một số trường hợp học sinh có hiện tượng bị đau đầu, chóng mặt, mệt xỉu khi tiêm vắc xin sởi-rubella ở trường học. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế đã đưa ra một số biện pháp để phòng tránh hiện tượng này.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương đến ngày 25/11 cho thấy cả 63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành đợt 1 chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella với hơn 9,5 triệu trẻ được tiêm an toàn.

Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ đảm bảo cung ứng vắcxin sởi - rubella theo kế hoạch. Trong tháng 11và tháng 12 năm 2014, đợt 2 chiến dịch tiếp tục được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố. Đợt 3 chiến dịch sẽ được tổ chức trong tháng 1 - 2 năm 2015.

Đối tượng của đợt 2 và đợt 3 đa phần là các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Đây là nhóm trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý và có thể xảy ra tình trạng phản ứng tập thể lo sợ. Chính vì vậy, chiến dịch cần có sự chỉ đạo thống nhất của các tuyến, sự phối hợp chặt chẽ giữa trạm y tế và trường học để truyền thông đầy đủ đến các em học sinh, các bậc phụ huynh trước khi triển khai tiêm chủng chiến dịch.

Theo Cục Y tế dự phòng, nguyên nhân các em bị như vậy là hiện tượng phản ứng tâm lý dây chuyền do quá lo lắng của trẻ khi tiêm chủng. Hiện tượng này đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo

Để phòng tránh khi tổ chức tiêm cần:

- Tiêm phòng cho những trẻ ít sợ tiêm trước.
-. Bố trí phòng chờ riêng biệt, không để trẻ ngồi chờ quá lâu và thấy các bạn khác tiêm gây tâm lý căng thẳng.
- Bố trí các thầy cô giáo, cán bộ y tế hoặc cán bộ đoàn thanh niên động viên, giải thích để trẻ yên tâm, bớt lo lắng trước khi tiêm chủng.
-. Các bà mẹ cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng có đủ nước đường cho trẻ uống.
- Thực hiện công tác tư vấn, theo dõi sau tiêm chủng đầy đủ.
- Khi trẻ có biểu hiện hiện tượng trên, cần cách ly trẻ riêng biệt ngay và chăm sóc y tế tránh phản ứng dây chuyền.


Ảnh minh họa.

Những trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm vắc xin Sởi – Rubella

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin Sởi – Rubella

- Có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc xin chứa thành phần sởi hoặc rubella như: sốt cao trên 39oC kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở, sốc.
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin, ví dụ với neomycin.
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan).
- Tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS).
- Phụ nữ có thai.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin Sởi - Rubella

- Mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5độ C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong vòng 3 tháng.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày, thuốc ức chế miễn dịch khác hay điều trị xạ trị.
- Mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo VnMedia.vn

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh