Kết hợp giữa Đông- Tây y luôn là nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Làm tốt công tác này sẽ đem lại mô hình khám chữa bệnh đa đạng cho người dân, góp phần giúp giảm quá tải bệnh viện, phát huy các bài thuốc truyền thống trong lĩnh vực y học cổ truyền...
Thao tác nhu châm tại Phòng Chẩn trị y học cổ truyền trực thuộc Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long.
Kết hợp giữa Đông- Tây y luôn là nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Làm tốt công tác này sẽ đem lại mô hình khám chữa bệnh đa đạng cho người dân, góp phần giúp giảm quá tải bệnh viện, phát huy các bài thuốc truyền thống trong lĩnh vực y học cổ truyền...
Đa dạng khám chữa bệnh Đông y
Thông qua kim tiêm thuốc để đưa một đoạn chỉ cắt gút (catgut) độ dài 1-3cm vào huyệt vị để duy trì sự kích thích lâu dài, tạo tác dụng điều trị như châm cứu.
Chỉ cắt gút là loại chỉ tự tan sử dụng trong ngoại khoa, đưa vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nên duy trì thời gian kích thích ở huyệt vị, từ đó cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng yếu liệt và tăng trường lực các sợi cơ của bệnh nhân.
Nhu châm/cấy chỉ/châm chôn chỉ/catgut embedding, tất cả đều là một. Nhu châm được chỉ định điều trị các bệnh mãn tính như các chứng đau (do thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm); các chứng liệt (di chứng tai biến mạch máu não, liệt mặt); hen phế quản; viêm xoang, viêm mũi dị ứng, tăng huyết áp, béo phì, suy nhược cơ thể, mất ngủ,...
Theo Phòng chẩn trị Y học cổ truyền thuộc Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long, qua gần 2 năm từ khi triển khai đến nay, phòng đã thực hiện điều trị hơn 1.000 lượt bệnh nhân bằng nhu châm. Kết quả cho thấy nhu châm đáp ứng giảm đau 60%, phục hồi vận động 70%, cải thiện chức năng hô hấp và giảm tần suất cơn hen trong bệnh hen suyễn 90%.
Theo bác sĩ y học cổ truyền Sầm Thị Thúy Liễu- Chủ nhiệm phòng chẩn trị, bệnh nhân nhu châm một tháng chỉ châm 1-2 lần, giảm thời gian đi lại và chi phí điều trị. Đáng chú ý nhất là thời gian, bởi bệnh nhân tìm đến châm cứu ngày một đông, và vì phải châm cứu mỗi ngày nên công chức, lao động, người ở xa khó sắp xếp công việc và thời gian để đến điều trị.
Liệu trình điều trị có thể bị gián đoạn thậm chí bỏ điều trị. Nhu châm đã cải thiện và mang lại hiệu quả điều trị là vậy.
Nhu châm được “phôi thai” và phát triển gần đây trong các phương pháp điều trị bằng châm cứu của Hội Đông y tỉnh. Đó là phương pháp mới trong châm cứu, bên cạnh hàng ngàn, hàng vạn lượt châm cứu, xung điện; hàng triệu thang thuốc Nam, thuốc Bắc mà phòng chẩn trị Đông y các cấp đã phục vụ cho người dân thời gian qua.
Vận động để người dân hiểu, tin tưởng Đông y
Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long đã 19 năm hình thành và hoạt động. Đến nay, bao phủ 109 hội Đông y tuyến xã- phường- thị trấn thuộc 8 huyện- thị- thành hội với 115 phòng chẩn trị y học cổ truyền. Gần 800 hội viên, trong đó có khoảng 288 hội viên là lương y, đã cơ bản đảm bảo yêu cầu thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.
“Hoạt động lĩnh vực Đông y vừa có tính khoa giáo vừa có tính dân vận”- ông Trần Quang Trung- Ủy viên Thường vụ Hội Đông y Việt Nam, Trưởng cụm 12, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh An Giang- trong lần dự hội nghị phòng chẩn trị điển hình tiên tiến cấp tỉnh 5 năm qua tại tỉnh Vĩnh Long phát biểu như vậy.
Có thể hiểu rằng, đội ngũ y sĩ, bác sĩ lương y phải luôn vận động, có mặt trên mọi nẻo đường mặt trận để đem bài thuốc hay, phương pháp điều trị mới mẻ để bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tính vận động nhân dân có trong dân vận; tính tuyên truyền giảng giải có trong khoa giáo là như vậy; nhằm làm cho người dân hiểu, tin tưởng vào các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.
Theo lời ông: “Ở đâu có cây thuốc (thuốc
Y sĩ y học cổ truyền đang bốc thuốc cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Thanh- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng: Các cấp hội Đông y nên tổng kết bài thuốc hay, điển hình điều trị tốt để phát triển và nhân rộng; các đơn vị điển hình phải xứng đáng là hạt nhân trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ông Thanh lưu ý các cấp hội tiếp tục nêu các điển hình về y đức, y thuật của hội viên, nhằm làm tăng lòng tin đối với người dân nơi cơ sở. Hội Đông y sử dụng ưu điểm của mình kết hợp với ưu điểm trong Tây y, đồng hành cùng ngành y tế tỉnh nhà bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân...
Khảo sát của Phòng Chẩn trị y học cổ truyền- Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long trên 100 bệnh nhân, kết quả có 72% chọn nhu châm trong điều trị bệnh. Số người chọn nhu châm cao vì nguyên nhân thời gian đi khám ít (mỗi tháng 1- 2 lần) và chi phí không cao. Kết quả sự chọn lựa cao còn do khi sử dụng nhu châm, người dân hài lòng bởi được bác sĩ y học cổ truyền trực tiếp nhu châm. Theo Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long, khu vực phía
|
Bài, ảnh: DĨ HIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin