
Đây là mối quan ngại của giới chuyên môn khi bệnh nhi mắc sởi tại nhiều địa phương vẫn chưa giảm. Bởi điểm lạ nhất là xuất hiện bệnh cảnh nặng ở bệnh nhân sởi trong mùa dịch năm nay. Bên cạnh đó, đến nay các cơ quan chuyên môn vẫn chưa phát hiện được biến đổi ở tuýp vi rút gây bệnh.
* Theo dõi trẻ thêm một ngày sau khi tiêm vắc xin
Đây là mối quan ngại của giới chuyên môn khi bệnh nhi mắc sởi tại nhiều địa phương vẫn chưa giảm. Bởi điểm lạ nhất là xuất hiện bệnh cảnh nặng ở bệnh nhân sởi trong mùa dịch năm nay. Bên cạnh đó, đến nay các cơ quan chuyên môn vẫn chưa phát hiện được biến đổi ở tuýp vi rút gây bệnh.
![]() |
Phụ huynh đưa trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên đến tiêm ngừa sởi mũi 1 (chụp tại TYT Phường 1- TP Vĩnh Long). |
“Chỉ bản thân con vi rút như thế nào mới là vấn đề, để gây ra biến chứng viêm phổi hay viêm não”- một bác sĩ chuyên khoa II về Nhi, tại BVĐK tỉnh Vĩnh Long nói.
Theo bác sĩ này, sởi vốn lành tính và thường ít dẫn đến biến chứng nặng, nếu người nhà của trẻ phát hiện trẻ sốt phát ban nghi sởi, thì đưa đến cơ sở y tế chẩn đoán, điều trị kịp thời.
* Theo thông tư mới ban hành của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng vắc xin tiêm chủng, các cơ sở y tế ngoài phải giữ trẻ lại theo dõi 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm, cần hướng dẫn phụ huynh theo dõi sức khỏe của trẻ trong 1 ngày sau tiêm, nếu có bất thường thì đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
Đồng thời vẫn các khuyến cáo mạnh về an toàn tiêm chủng của Bộ Y tế: cán bộ tiêm chủng tuân thủ tư vấn về vắc xin cho người nhà trẻ nắm rõ, khám sàng lọc kỹ để tiêm hoặc dời tiêm, chống chỉ định tiêm...
Tin, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin