
“Nhu châm” còn có các tên gọi khác là: chôn chỉ, vùi chỉ, cấy catgut, châm chỉ,... là phương pháp châm cứu hiện đại, nhằm chữa bệnh, phục hồi chức năng độc đáo. Đây là thành quả của sự phối hợp điều trị Đông- Tây y, đã được ứng dụng tại phòng điều trị của Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long.
Nhu châm được cho là phương pháp châm cứu kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền.
“Nhu châm” còn có các tên gọi khác là: chôn chỉ, vùi chỉ, cấy catgut, châm chỉ,... là phương pháp châm cứu hiện đại, nhằm chữa bệnh, phục hồi chức năng độc đáo. Đây là thành quả của sự phối hợp điều trị Đông- Tây y, đã được ứng dụng tại phòng điều trị của Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long.
Theo bác sĩ Đông y Sầm Thị Thúy Liễu (Ủy viên thư ký, kiêm Chánh Văn phòng Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long), liệu pháp y học cổ truyền nhu châm mang tính chất của chế độ tiểu phẫu. Người thực hiện nhu châm phải là bác sĩ chuyên Đông y.
Vì thế liệu pháp đòi hỏi kỹ thuật vô trùng và sự tỉ mỉ của bác sĩ. “Như dụng cụ kim, mâm, chén,... đã vô trùng rồi, mà sau 24 giờ không sử dụng thì phải ngâm, hấp lại. Chỉ tự tan dùng để xiên qua cây kim nhỏ xíu đưa vào huyệt vị. Tép chỉ khi khui ra sử dụng, nếu dùng không hết cũng phải bỏ đi. Đến ngày thực hiện nhu châm, chúng tôi phải dành 2 ngày trước đó để chuẩn bị toàn bộ dụng cụ từ kim, mâm, chén,... dành riêng biệt mỗi bộ cho một bệnh nhân”, bác sĩ Sầm Thị Thúy Liễu chia sẻ.
Nhu châm ở phía Nam, được biết ở khía cạnh hội Đông y thực hiện chỉ có một số tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long và ngoài lĩnh vực hội Đông y thì còn có một số tỉnh thành khác như TP Hồ Chí Minh, Bến Tre,... đã được ứng dụng điều trị bệnh tại một số bệnh viện đa khoa.
Nhu châm ở Vĩnh Long tại Hội Đông y tỉnh bắt đầu triển khai từ tháng 4/2013, mỗi tháng sẽ có 2 lần trong cả một ngày cố định, thường là thứ 7. Đến nay đã có khoảng 300 lượt bệnh nhân đến điều trị bằng liệu pháp này.
Giá của mỗi lần nhu châm là 150.000đ. Bệnh nhân đến cơ sở hội để làm nhu châm rộng rãi các lứa tuổi. “Như đợt ngày 9/11 tới, trong 30 bệnh nhân, có một cháu bé 4 tuổi nhu châm để điều trị di chứng bệnh bại não. Đến nhu châm cũng có bệnh nhân khoảng 80 tuổi”, bác sĩ Sầm Thị Thúy Liễu nói.
Hơn 400 ngàn lượt người dân khám điều trị bệnh Đông y
Thống kê từ các phòng chẩn trị huyện- thị- thành và hội Đông y cơ sở, đến hết quý III/2013, đã khám và chữa bệnh cho 405.602 lượt bệnh nhân. Hơn 185.000 lượt người thực hiện liệu pháp châm cứu và xung điện. Gần 1.000.000 thang thuốc
AN DĨ HIÊN
|
Ban đầu, một số bệnh nhân thấy giá cao cho mỗi lần nhu châm, song thời gian của lượt châm đáo lại là 15 ngày, tính ra bình quân mỗi ngày chỉ tương đương 10.000đ cho một lượt châm cứu xung điện.
“Chúng tôi thấy khi điều trị bằng liệu pháp nhu châm, cái lợi trước hết là giảm thời gian đi lại, tiền bạc của bệnh nhân trong ngoài tỉnh có nhu cầu điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Trong khi, nếu điều trị bằng các phương pháp châm cứu truyền thống, phải thực hiện đều đặn mỗi ngày, nên khó trong việc thu xếp thời gian”- chia sẻ của y sĩ lương y Nguyễn Thị Kim Thia- Phó Chủ tịch trực Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long.
Theo lãnh đạo Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long, cũng vì khá “kén” nhân sự thực hiện (phải là bác sĩ chuyên khoa Đông y) và các yêu cầu kỹ thuật của quy trình tiểu phẫu, nên trước mắt nhu châm khó phát triển đại trà ra các huyện hội cơ sở.
Tuy nhiên, có bác sĩ chuyên Đông y cộng với thời gian đáo lại lượt nhu châm rộng (14- 21 ngày), thì có thể nói liệu pháp này đã phục vụ kịp thời nhu cầu bệnh nhân. Đồng thời, cũng là cách để phát triển y học kết hợp hài hòa giữa Đông y và Tây y, nâng mức chọn lựa thụ hưởng về y tế cho người dân.
Nhu châm còn gọi là cấy chỉ. Là sự phối hợp của châm cứu cổ điển và y học hiện đại, bằng cách đưa chỉ catgut (một dạng chỉ tự tan) vào trong huyệt vị để điều trị các bệnh lý mãn tính. Theo đó, các chứng đau (do thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm...), các di chứng liệt (do tai biến mạch máu não, liệt mặt) hay các chứng viêm, suy nhược và nhiều bệnh lý khác... có thể điều trị bằng liệu pháp nhu châm.
|
Bài, ảnh: MINH THÁI - NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin