Cái chết thương tâm của bé trai 4 tuổi vì sặc rau câu vừa xảy ra khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình. Lâu nay họ vẫn coi thạch là món ăn ngon và vô hại của trẻ. Thực tế, đây không phải là vụ tai nạn chết người đầu tiên do thạch gây ra.
Cái chết thương tâm của bé trai 4 tuổi vì sặc rau câu vừa xảy ra khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình. Lâu nay họ vẫn coi thạch là món ăn ngon và vô hại của trẻ. Thực tế, đây không phải là vụ tai nạn chết người đầu tiên do thạch gây ra.
Cái chết thương tâm
Sáng 17/7, chị Chị Trần Thị Sáng (27 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú tại một khu nhà trọ ở khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho con trai là bé Nguyễn Cao Khang (4 tuổi) ăn thạch rau câu.
Đang ăn, đột nhiên bé Khang ngã lăn ra nền nhà, không thở được, người tím tái và tử vong trên đường đến bệnh viện. Theo lời kể của gia đình, do bé Khang thích ăn thạch rau câu nên trước đó chị Sang đã mua một bịch tại chợ Bình Hòa. Khoảng 8h sáng 17/7, chị Sang lấy ra cho con ăn thì xảy ra sự cố trên.
Công an thị xã Thuận An xác định, nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu bé là do bị ngạt đường thở trong lúc ăn rau câu. Được biết, khoảng 3 tháng trước, bé Khang đã một lần bị sặc xúc xích nhưng được gia đình đưa đến bệnh viện kịp thời nên qua khỏi. Từ lần đó, đường hô hấp của bé Khang bị tổn thương phải chữa trị gần nửa tháng.
Trước đó, bé Phạm Văn H. (2 tuổi, ngụ Long Biên, Hà Nội) cũng đã tử vong vì mắc nghẹn rau câu. Khi bé H. được gửi trẻ thì người trông giữ phát hiện bé H. trong tình trạng tím tái, khó thở. Gia đình đưa ngay bé H. đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Hay trường hợp của một bé gái 3 tuổi (quê Bắc Giang) cũng được đưa đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang trong tình trạng khó thở, tím tái vì mắc nghẹn rau câu. Sau khi sơ cứu và đặt nội khí quản, bệnh nhân được chuyển thẳng đến Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương. Tại đây, các bác sĩ đã giữ lại được tính mạng cho bé gái này nhưng em bé lại phải chịu cảnh sống đời sống thực vật suốt quãng đời còn lại.
Thực tế, còn nhiều vụ tại nạn ở trẻ khác đã xảy ra mà nguyên nhân chính là do mắc nghẹn, sặc rau câu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ hoặc để lại những di chứng nghiêm trọng sau này.
Thận trọng khi cho trẻ ăn thạch rau câu
Theo nhận định của các bác sĩ Viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, thạch rau câu là loại thức ăn mát được nhiều trẻ em ưa thích. Tuy nhiên, trẻ rất rễ bị hóc loại thức ăn này, điều đáng nói, trong số các dị vật đường thở thường gặp thì thạch rau câu là loại dị vật gây tổn thương nặng nề nhất cho trẻ.
Rau câu có hình trụ, khi trẻ mắc nghẹn loại rau câu này sẽ rất nguy hiểm vì đường hô hấp bị bịt kín |
Những dị vật có góc cạnh thường khi bị hóc vẫn còn khe hở cho trẻ tiếp tục thở được, nhưng những vật thể tròn, trơn, nhẵn như thạch rau câu khi rơi xuống thanh quản thì càng khít và gây nghẹt thở càng nhanh.
Hơn nữa, do thạch mềm, có thể biến đổi hình dạng nên sẽ bít đường thở và gây tử vong rất nhanh. Ngay cả trường hợp cấp cứu kịp thời, bác sĩ cũng rất khó khăn để lấy ra.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ dưới 5 tuổi ăn rau câu phải có sự giám sát của người lớn. Trường hợp trẻ bị hóc thạch rau câu nói riêng hoặc các dị vật khác, người lớn tuyệt đối không được dùng tay móc họng trẻ nhằm tránh nguy cơ đẩy dị vật vào sâu hơn.
Khi thấy trẻ tím tái có thể áp dụng biện pháp đặc biệt: để trẻ lên đùi, đầu để thấp và quay nghiêng sau đó vỗ vào lưng để thạch bay ra. Tuy nhiên, cách sơ cứu này đòi hỏi kỹ thuật phải khá tốt, sau khi sơ cứu nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.
Để phòng tránh các tai nạn đang tiếc do hóc thạch rau câu hoặc các dị vật khác, các bác sĩ Viện Tai – Mũi – Họng Trung ương còn khuyến cáo thêm, hóc dị vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào với trẻ nên người lớn tuyệt đối không để trẻ chơi các vật có thể nhét vừa vào miệng, khi cho trẻ ăn các loại trái cây trơn như nhãn, vải… phải bỏ hạt, cắt nhỏ từng miếng. Đặc biệt đối với thạch rau câu, người lớn phải hết sức thận trọng, chia nhỏ từng phần trước khi cho trẻ ăn.
Theo Dân trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin