Mỗi ý tưởng mới mẻ hay cách làm đột phá trong hoạt động của các cấp hội Đông y, đã và đang thúc đẩy cho lĩnh vực y học cổ truyền này ngày càng phát triển. Hoạt động của y học cổ truyền này song hành với Tây y phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân tốt hơn...
Dược liệu từ thiền viện Ngọc Hạnh (TP Vĩnh Long) cung cấp cho các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền.
Mỗi ý tưởng mới mẻ hay cách làm đột phá trong hoạt động của các cấp hội Đông y, đã và đang thúc đẩy cho lĩnh vực y học cổ truyền này ngày càng phát triển. Hoạt động của y học cổ truyền này song hành với Tây y phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân tốt hơn...
Đông y- những gam màu sáng
Hội Đông y xã Mỹ Thạnh Trung (Tam Bình) có hoạt động đáng quan tâm thời gian qua. Y sĩ Phạm Hùng Mạnh- Chủ tịch Hội Đông y xã cho biết, ngoài thực hiện tốt khám chữa bệnh, hội đặc biệt chú trọng đến chất lượng thuốc điều trị. “Thuốc có tốt thì bệnh mới mau khỏi”, do đó khâu thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu, không để thuốc bị ẩm mốc, giảm chất lượng là yêu cầu quan trọng”.
Hiện hội đã mua một máy bào, 2 máy chặt thuốc chạy bằng moteur điện. Trung bình một máy thái được 2,5 tấn/giờ, công suất gấp 25 lần thủ công.
Vào mùa mưa, thuốc không phơi được, 2 căn nhà kính do các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng với tổng diện tích khoảng 260m2 là điểm phơi với quy mô phơi mỗi bận 4- 5/tấn thuốc tươi, giúp thuốc không bị ẩm mốc.
Thuốc phơi trong này sẽ đảm bảo vệ sinh, tránh chuột bọ côn trùng, bụi bặm. Thuốc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao ghi tên từng loại, để trên kệ cao, phân theo nhóm. Phòng thuốc ở chùa Hưng Thạnh có 3 nhà kho, mỗi kho lưu khoảng 10 tấn thuốc khô. Hàng trăm tấn dược liệu tươi từ nguồn đóng góp của hội và người sưu tầm đã thành nguồn dược liệu quý theo quy trình này, phục vụ kịp thời, hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân.
Tương tự, xã Tân Lược (Bình Tân) cũng là địa phương có hoạt động Đông y phát triển mạnh. Xã hiện có một nhà kho, cơ sở nuôi trồng, sưu tầm, sơ chế, cung ứng dược liệu lớn nhất tỉnh. Trong 5 năm qua, gần 350 tấn thuốc Nam được sưu tầm thu hái, tạo nguồn thuốc đủ phân phối nhu cầu cho các phòng chẩn trị trong huyện, vươn ra cung cấp miễn phí các nơi ngoài địa bàn tỉnh như Hậu Giang, Cà Mau,TP Cần Thơ,...
Với Hội Đông y huyện Long Hồ, hoạt động Đông- Tây y kết hợp được xem đã mang lại hiệu quả. Đến nay, huyện đã có 15/15 hội cơ sở và 15 phòng chẩn trị hoạt động lồng ghép với trạm y tế, phối hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong khám chữa bệnh cho người dân.
Đặc biệt, hiện 9/15 trạm y tế xã có khám và điều trị Đông- Tây y kết hợp cho người có thẻ BHYT. Dự kiến đến năm 2014, sẽ triển khai 100% xã- thị trấn. Đó là những điểm phấn khởi ghi nhận tại hội này.
Định hướng để phát triển hơn
Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về phát triển nền Đông y Việt
Đến nay, 107/107 xã- phường đều có tổ chức hội. Theo bác sĩ, lương y Lưu Thành Giữ- Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long:
“Kết hợp Đông- Tây y khám chữa bệnh cho nhân dân theo tinh thần Bộ Y tế, hiện đã có 90 hội Đông y kết hợp với Tây y tại trạm y tế cơ sở, đạt 84,11%. Số hội cơ sở còn lại triển khai kết hợp tại nhà cán bộ hội, gắn kết chùa chiền và hội Đông y tự lập”.
Cũng theo bác sĩ Lưu Thành Giữ, khám chữa bệnh từ thiện Đông y gắn với tôn giáo,... ngày một khởi sắc.
TX Bình Minh là một trong các địa phương có hoạt động Đông y phát triển trong những năm qua. Bác sĩ y học dân tộc Nguyễn Ngọc Thơ- Chủ tịch Hội Đông y TX Bình Minh- cho biết, trong 5 năm qua, các cấp hội trên địa bàn đã điều trị gần 205.000 lượt bệnh nhân, bốc hơn 340.000 thang thuốc Nam và thuốc Bắc, thực hiện hàng vạn lượt châm cứu- xung điện, thủy châm và phương pháp trị liệu khác.
Trong thời gian trên, các tổ sưu tầm thuốc ở Bình Minh đã thu hái, sơ chế được 560 tấn, gồm thu hoạch từ vườn nuôi trồng, sưu tầm ở địa phương, ngoài tỉnh. Số dược liệu này lưu trữ cung cấp cho 16 cơ sở chẩn trị y học cổ truyền toàn thị hội.
Bác sĩ Thơ thông tin: Hiện thị hội đang cố gắng phối hợp ngành liên quan để kết hợp trồng hoa kiểng có giá trị là cây thuốc trong khuôn viên đô thị, tạo nguồn dược liệu rộng khắp cho hoạt động hội.
Thông tin với đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) trong đợt làm việc mới đây, bác sĩ Lưu Thành Giữ cho biết việc phát triển rộng hơn mạng lưới Đông dược, hoàn chỉnh kết hợp Đông- Tây y, đề xuất có chế độ cho người hoạt động Đông y, làm sao để Đông y “có chân” trong khám chữa bệnh BHYT,... là những vấn đề các cấp hội hướng đến trong thời gian tới.
Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 740 hội viên, trong đó chủ yếu là lương y với gần 700 người. Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 24, các cấp hội trong tỉnh đã tiếp nhận khám chữa bệnh cho trên 2,6 triệu lượt bệnh nhân, cung cấp cho điều trị gần 2.000 tấn dược liệu các loại, tạo ra tổng giá trị phúc lợi miễn phí trên 21 tỷ đồng. |
Bài, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin