Kế hoạch phòng, chống dịch cúm A của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Long được xây dựng triển khai kịp thời, cũng như phối hợp các đơn vị liên quan theo quy định. Điều này hết sức cần thiết, nhất là khi mới đây chủng virus cúm đang quay lại trên đàn gia cầm tại một vài địa phương và dù đã được dập tắt, nhưng vẫn kịp gây lo ngại trong cộng đồng.
Máy hỗ trợ hô hấp phục vụ cho công tác phòng, chống cúm A của BVĐK tỉnh Vĩnh Long.
Kế hoạch phòng, chống dịch cúm A của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Long được xây dựng triển khai kịp thời, cũng như phối hợp các đơn vị liên quan theo quy định.
Điều này hết sức cần thiết, nhất là khi mới đây chủng virus cúm đang quay lại trên đàn gia cầm tại một vài địa phương và dù đã được dập tắt, nhưng vẫn kịp gây lo ngại trong cộng đồng.
Không có cúm...
Theo thống kê của BVĐK tỉnh Vĩnh Long, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh với các vấn đề về hô hấp, viêm phổi chiếm rất ít tại khoa khám bệnh trong các thời điểm gần đây.
Tuy nhiên, trước những diễn biến đáng lo ngại của ổ dịch cúm H5N1 trên đàn gia cầm xuất hiện mới đây tại huyện Bình Tân và nguy cơ chủng virus cúm phát tán, có thể lây sang người, gây lo lắng cho cộng đồng, thì công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong phòng, chống cúm luôn được đặt lên hàng đầu.
Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm trong tháng 4/2013 của Trung tâm Y tế dự phòng TP Vĩnh Long cho thấy, trong tháng có 166 ca mắc cúm. Đây là cúm mùa– theo ngành y tế là “đến hẹn lại lên”– khả năng mắc tùy điều kiện thời tiết và môi trường sinh hoạt và phần lớn người mắc cúm “có thể sẽ không biết mình mắc và sẽ tự hết trong khoảng thời gian nhất định”.
Trước đó, trong tháng 3 rồi, cúm mùa cũng ghi nhận 143 ca mắc và trong 2 tháng qua cúm này ghi nhận ở 2- 3 địa phương. Số liệu cúm mùa này là tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn ở bệnh viện tỉnh.
Trước tình hình cúm mùa... diễn biến theo mùa, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, sinh hoạt sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc người nhiễm cúm,... Ngoài ra, người dân cũng cần chủ động tiêm ngừa phòng cúm, vì khi đã tiêm ngừa sẽ tăng sức đề kháng, giảm xác suất mắc và khi mắc cúm thì cũng nhẹ hơn.
Vẫn phải lo
Công tác phối hợp phòng, chống cúm A (dù là cúm tuýp gì) của bệnh viện, ngành y tế dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe,... vẫn phải đặt lên hàng đầu. Bệnh viện tỉnh đã xây dựng kế hoạch tập huấn phòng, chống cúm A tại bệnh viện và các bệnh viện tuyến dưới theo quy định của ngành y tế, sẵn sàng mọi điều kiện để phòng khi có bệnh nhân nghi nhiễm cúm hoặc dịch cúm xảy ra.
Theo các bác sĩ, “khi bệnh nhân bị cúm A thì thường phải thở máy ngay”. Cho nên, ngày 13/5, bệnh viện tỉnh đã phân công 2 bác sĩ chuyên khoa dự tập huấn tại TP Hồ Chí Minh về máy thở, hô hấp.
Tại Khoa Nhiễm- BVĐK tỉnh: “Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị theo phác đồ Bộ Y tế; có chế độ báo cáo dịch khẩn cấp; đảm bảo vệ sinh an toàn, phòng tránh lây lan trong bệnh viện”- bác sĩ Trưởng khoa Tô Văn Quảng, kiêm tổ trưởng tổ điều trị cúm A tại bệnh viện- thông tin.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà- Trưởng Phòng Kế hoạch-Tổng hợp BVĐK tỉnh cho biết, từ đầu BVĐK tỉnh đã xây dựng và hiện đã hoàn thiện quy trình tiếp nhận bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do virus.
Theo đó, bệnh nhân vào viện qua cấp cứu hay phòng khám, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus bao gồm các tiêu chí: sốt đột ngột trên 380C và khó thở ở mức độ cần phải hỗ trợ hô hấp; có hình ảnh X-quang của viêm phổi và qua hội chẩn chuyên khoa không hướng đến các loại căn nguyên khác ngoài virus, lao,... Sau các dấu hiệu lâm sàng này, bệnh nhân sẽ nhập viện theo dõi và xử lý điều trị theo phác đồ.
Toàn tỉnh vẫn chưa trường hợp nào vào viện với dấu hiệu về hô hấp hay viêm phổi nặng nghi do virus để phải cách ly theo dõi điều trị. Tuy nhiên, nhân lực, trang thiết bị y tế và các giải pháp tăng cường đã được BVĐK tỉnh Vĩnh Long chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.
Bài, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin