Việt Nam không là quốc gia có người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cao, nhưng có tỷ lệ phát triển bệnh nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, có thể kiểm soát được các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ để có thể phòng tránh, để hạn chế bệnh ĐTĐ cho người dân trong cộng đồng.
Việt
Chế độ dinh dưỡng, vận động thể dục hợp lý, đều đặn, giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong mỗi người.
Gánh nặng
Nguyễn Đăng K. (33 tuổi, xã Mỹ Thạnh Trung- Tam Bình) cho biết bản thân mới phát hiện bị bệnh ĐTĐ tuýp 2. Ốm, xuống sắc là biểu hiện mà người thân thấy ở K. Anh K. lại uống rượu, hút thuốc nhiều, cộng với việc ít kiêng cữ trong ăn uống, nên khó thấy dấu hiệu bệnh tình thuyên giảm– theo người thân của anh K.
Ông Phan Tấn L. (63 tuổi, xã Phú Quới- Long Hồ), khám và phát hiện mắc bệnh ĐTĐ khoảng 15 năm nay. Kể từ đó, ông L. hoàn toàn kiêng cữ ăn uống thức món có nhiều đường và tránh các vận động có thể dẫn đến đứt tay, chân.
“Vẫn ăn uống chung mâm, nhưng nhà đã nấu nướng “xuôi” theo yêu cầu cần dành cho người bệnh ĐTĐ. Canh chua chỉ nêm chút xíu đường, cá kho cũng vậy. Sầu riêng, dưa hấu không dám ăn. Uống cà phê thì dùng đường dành cho người bị bệnh này. Vì sức khỏe người bệnh nên cần kiêng cữ nghiêm ngặt thế... riết rồi thành quen” – người nhà ông L. cho biết.
Rượu ông L. không uống. Tuy nhiên, khoản thuốc lá thì... khó bỏ được. “Hút nhưng tiết giảm tối đa để tránh ảnh hưởng không hay đến sức khỏe, nhất là đối với người bệnh ĐTĐ cần cữ món này”– anh Tân, người thân của ông L., cho hay.
Ông L. hiện cứ 2- 3 tháng là sang TP Cần Thơ khám định kỳ, kiểm tra đường huyết một lần. Anh K. cũng tương tự, hàng tháng anh cũng lên TP Vĩnh Long để khám, kiểm soát đường huyết.
Với anh K., ngoài khám định kỳ để kiểm soát đường huyết và dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, biện pháp khả thi– theo người thân của K.– là khuyên nhủ động viên K. giảm lại rượu, thuốc, ăn uống kiêng khem để giữ sức khỏe tốt, tránh dẫn đến biến chứng không mong muốn.
Theo các bác sĩ có chuyên môn về ĐTĐ, có 3 biện pháp quan trọng để kiểm soát đường huyết, giúp phòng tránh bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ là: chế độ dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc điều trị.
Bác sĩ Lê Thanh Đức– Bác sĩ chuyên khoa II, Khoa Khám cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long, cho biết với người bị bệnh ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ thì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp hạn chế đường huyết tăng cao. Người bị ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ cần có chế độ vận động đều đặn, giảm cân nặng nếu thừa cân, giữ vòng bụng <80cm với nữ và <90cm với nam nhất là những người thừa cân...
Hiện tại, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết mỗi ngày có khoảng 200- 250 người đến khám, tầm soát và điều trị bệnh ĐTĐ. Cũng theo bác sĩ Đức, “chăm sóc bàn chân” là nội dung tất cả bệnh nhân ĐTĐ cần phải biết. Ở nhiều bệnh viện lớn, đã có hẳn một chuyên khoa về vấn đề này.
Giảm bớt...
Tại tỉnh Vĩnh Long, kết quả điều tra của chương trình Phòng chống ĐTĐ năm 2012 do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long thực hiện cho thấy, có 10,7% tiền ĐTĐ, 4,5% ĐTĐ. Và có tới 65% bệnh nhân ĐTĐ trong cộng đồng không được chẩn đoán, điều trị. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng tỷ lệ biến chứng do mắc bệnh ĐTĐ.
Theo chương trình này, hàng năm có 3 diện đối tượng tại các địa bàn trong tỉnh được khám sàng lọc ĐTĐ. Việc tổ chức khám sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện đối tượng bệnh ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ để quản lý, tư vấn điều trị. Đó cũng là cách “truyền thông” khả thi để phát hiện bệnh trong cộng đồng, điều trị kịp thời hiệu quả; giảm biến chứng, giảm nguy cơ phát triển bệnh với người tiền ĐTĐ.
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Tân– Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long, có thể nhìn nhận mục tiêu của chương trình Phòng chống ĐTĐ là tập trung vào 65% người bệnh ĐTĐ mà không được chẩn đoán, điều trị - tức người bệnh không biết mình mắc ĐTĐ. Đối tượng này có nguy cơ cao dễ dẫn đến các biến chứng.
Trên bình diện chung, Việt
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Tân, ĐTĐ tuýp 2 được chia thành 2 yếu tố: phòng tránh được và không phòng tránh được. Các yếu tố không phòng tránh được có di truyền, tuổi và sắc tộc. Các yếu tố phòng tránh được gồm: mập, quá cân, rối loạn mỡ máu, rối loạn đường huyết lúc đói, nghiện rượu, thuốc lá,... Và tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người mang yếu tố nguy cơ cao hơn hẳn so với người không mang yếu tố nguy cơ.
Ngoài yếu tố “bất khả kháng” không phòng tránh được thì những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ có thể phòng tránh được, nếu kiểm soát tốt sẽ giúp ngăn chặn, giảm tiến triển của tiền ĐTĐ lên ĐTĐ; với người bệnh ĐTĐ thì giảm nhẹ bệnh, giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
Từ nay đến năm 2015, Bộ Y tế sẽ phối hợp triển khai nhiều trung tâm chăm sóc ĐTĐ và tập huấn cho 2.000 bác sĩ chuyên môn ĐTĐ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ĐTĐ ngày càng tăng cao – thông tin từ Chương trình chăm sóc ĐTĐ Việt Nam, do Bộ Y tế ký kết với Tập đoàn Dược phẩm Novo Nordisk (Đan Mạch) triển khai tại Việt Nam từ năm 2012 đến 2015. |
Bài, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin