Phẫu thuật thành công ca dị tật tim bẩm sinh bằng kỹ thuật mới phức tạp nhất

06:09, 18/09/2012

Chiều ngày 17-9, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh viện đã phẫu thuật thành công ca dị tật tim bẩm sinh phức tạp bằng phương pháp Norwood.

Chiều ngày 17-9, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh viện đã phẫu thuật thành công ca dị tật tim bẩm sinh phức tạp bằng phương pháp Norwood . Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam , các bác sĩ thực hiện thành công kỹ thuật mới Norwood để phẫu thuật dị tật tim cho bệnh nhi. Thành công của ca mổ tim bẩm sinh phức tạp này bước đầu mở ra một trang mới trong việc phẫu thuật cho những trẻ bị tim bẩm sinh ở Việt Nam .

Bệnh nhi Nguyễn Trà My đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật tim phức tạp.

Bệnh nhân là bé Nguyễn Trà My (2,5 tháng tuổi, ở Bình Phước) bị dị dạng tim bẩm sinh rất phức tạp: Tâm thất trái có hai đường, nghĩa là cả 2 luồng máu đen từ tâm nhĩ phải và máu đỏ từ tâm nhĩ trái đều đổ vào tâm thất trái, có chuyển vị trí 2 động mạch phổi và động mạch chủ cho nhau, quai động mạch chủ kém phát triển khiến tâm thất trái của bé bị teo lại và không phát triển do đó bệnh nhân bị thiếu máu nặng, tính mạng nguy kịch… Do tình trạng bệnh phức tạp, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định sử dụng phương pháp phẫu thuật sửa chữa dị tật tim Norwood đối với bệnh nhi Nguyễn Trà My. Kỹ thuật Norwood là kỹ thuật mới phức tạp nhất trong phẫu thuật tim bẩm sinh, đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao, sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các nhóm từ tim mạch đến phẫu thuật, gây mê, hồi sức... Ca mổ kéo dài 6 giờ và đến nay, sau gần 2 tháng phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi Nguyễn Trà My đã bước đầu ổn định.

Theo Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, khó khăn nhất đối với ca bệnh này là việc áp dụng kỹ thuật mới vào ca mổ đầu tiên trong điều kiện không thuận lợi, bệnh nhân lại qua giai đoạn thuận lợi nhất để làm phẫu thuật (thuận nhất là thời điểm 1 tháng đến 2,5 tháng), hơn nữa bệnh nhân nằm viện đã lâu khiến bệnh nhi bị tổn thương lớn cộng với nhiễm trùng bệnh viện. Bên cạnh đó, để quyết định khi nào nên đóng ngực lại đối với bệnh nhi cũng là một việc hết sức khó khăn bởi đây là tình huống phổi bên trái bị xẹp, đường dẫn khí vào bên trái bị hẹp, chính vì vậy các bác sĩ phải tiến hành khâu ngực lại làm 2 giai đoạn theo kiểu khâu một nữa để mạch chủ không bị ép khi co bóp và đến 72 giờ sau thì mới tiến hành khâu toàn bộ ngực lại. Dự kiến khoảng 2 tháng nữa bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lại để hoàn thiện.

Theo QĐND Online

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh