Chồng lười

09:12, 28/12/2023

Tôi 30, chồng tôi 32 tuổi. Hồi mới lấy nhau, tôi đã thấy chồng lười biếng nhưng lại nghĩ có ai hoàn hảo đâu, chắc tại giờ còn son rỗi việc nhà chẳng có gì nhiều chứ khi có con cái thì chồng phải thay đổi. Giờ tôi có 2 con, con gái lớn vào lớp 1 rồi, con gái nhỏ còn chưa dứt sữa mẹ. Thế nhưng, chồng chẳng thay đổi tí nào.

Tôi 30, chồng tôi 32 tuổi. Hồi mới lấy nhau, tôi đã thấy chồng lười biếng nhưng lại nghĩ có ai hoàn hảo đâu, chắc tại giờ còn son rỗi việc nhà chẳng có gì nhiều chứ khi có con cái thì chồng phải thay đổi. Giờ tôi có 2 con, con gái lớn vào lớp 1 rồi, con gái nhỏ còn chưa dứt sữa mẹ. Thế nhưng, chồng chẳng thay đổi tí nào.

Sáng đưa con gái đi học rồi là chồng rề rà uống cà phê, tới trưa mới về nhà. Về nhà là chồng lên ghế so pha nằm lướt điện thoại hoặc chơi game, không cần biết nhà có cơm chưa, quần áo đã giặt đã phơi chưa... Từ ngày mẹ tôi về quê, tôi phải vừa chăm sóc con cái vừa lo cơm nước.

Chuyện nhà chuyện cửa, chồng không đụng móng tay. Vì chuyện này mà tôi bị stress và tôi nghĩ có khi mình phải đi bác sĩ điều trị cũng nên.

Tôi than phiền thì bị chồng mắng “đàn bà gì mà có việc nhà cũng không xong”. Có lẽ chồng ỷ lại có tiền cho thuê căn nhà phố do bà nội để lại nên có quyền đòi hỏi tôi phải thế này thế kia.

Tôi tuy không phải lo lắng chuyện tiền nong nhưng công việc chăm sóc con vốn bận rộn cộng thêm việc nhà trăm thứ cứ bào mòn thân xác tôi. 30 tuổi mà tôi cứ như già thêm chục tuổi. Tôi phải trị bệnh lười của chồng bằng cách nào đây?

haotienlyxxxx@gmail.com

Hôn nhân là để hai con người gắn kết, yêu thương, cùng lo toan, chia sẻ buồn vui với nhau về mọi phương diện. Nếu một trong hai người ngoảnh mặt với điều này thì có thể nói mục đích hôn nhân chưa đạt được.

Sự lười biếng của vợ hoặc của chồng có thể là nguyên nhân gây rạn nứt hạnh phúc gia đình. Khổ nỗi không ít ông chồng mắc bệnh này. Để trị căn bệnh lười, quả thật không dễ. Bạn phải lên tiếng về những gì bạn đang chịu đựng và bày tỏ nguyện vọng được chồng giúp đỡ, san sẻ một phần công việc nhà. Nếu không được anh ấy đáp ứng, bạn cứ liệt kê công việc ra và phân công nhau hoàn thành.

Ví dụ người này vo gạo nấu cơm thì người kia nhặt rau, người này giặt quần áo thì người kia chịu trách nhiệm phơi phóng hoặc như một người lo làm cơm thì người nọ trông em bé chẳng hạn. Tuy nhiên, khi phân việc, bạn đừng làm kiểu kẻ cả, tỏ vẻ đắc ý mà nhỏ nhẹ nhờ làm dùm và không nên tiếc lời khen ngợi động viên anh ấy.

Hạnh phúc gia đình chỉ trọn vẹn khi người chồng, người vợ nhận thức được việc chăm lo cho gia đình, chăm lo cho nhau là trách nhiệm của mình. Một gia đình hạnh phúc, tiến bộ là gia đình mà vợ chồng cùng nhau chia sẻ vui buồn, gánh nặng, lo toan… Một người làm sẽ mệt nhưng khi hai người vui vẻ cùng làm thì chẳng những không thấy mệt mà còn thấy hạnh phúc, yêu thương và gắn bó hơn.

HOA HỒNG

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh