Tôi rất đau lòng khi nói ra chuyện này, nhưng thà nói ra để tìm hướng giải quyết còn hơn là không nói, cứ chịu đựng rồi nhìn sự việc ngày một tồi tệ thêm.
Tôi rất đau lòng khi nói ra chuyện này, nhưng thà nói ra để tìm hướng giải quyết còn hơn là không nói, cứ chịu đựng rồi nhìn sự việc ngày một tồi tệ thêm.
Ba tôi làm nghề lái xe. Công việc của ba tôi chiếm nhiều thời gian, nên ba mẹ tôi ít có thời gian gần gũi, đi đây đi đó. Mẹ tôi ở nhà lo ruộng rẫy, nhà cửa nuôi 2 thằng con trai khôn lớn. Tôi lớn chút đã thấy có sự bất công với mẹ mình. Nhà ruộng nhiều nhưng mẹ tôi vẫn làm cùng nhân công chứ không giao phó cho họ.
Vì vậy, mẹ đã dậy từ sớm để nấu cơm hay nấu xôi mặn cho anh em tôi ăn trước khi đi học. Về tới nhà là mẹ lo heo, gà và bữa ăn trưa cho chúng tôi. Nói chung là dù kinh tế khá giả nhưng mẹ tôi không rảnh tay.
Còn ba tôi khi không lái xe lại đi đá gà. Tiền của ông không đủ, ông đòi tiền mẹ. Và, bao giờ cũng vậy, mẹ đều nói một câu đại loại như “Tiền này tôi định đóng học phí cho thằng Hùng” hay “Tiền này là tiền tôi đóng hụi để mua xe cho thằng Hoàng”. Mẹ nói vậy để “cảnh tỉnh” ba tôi chứ có bao giờ ba tôi trả lại đâu.
Bất công hơn là mấy năm nay ba tôi sanh tật mèo mỡ và dĩ nhiên tiền lương của ông không đủ, cứ về bòn rút tiền của mẹ. Mẹ tôi tằn tiện gom tiền mua vàng để dành thì vì 500.000đ ba hỏi mà mẹ phải bán cả chỉ vàng, chịu mất một số tiền.
Nhiều lúc tôi muốn nói rõ cho ba tôi biết nhưng mẹ tôi cản, bảo “phận làm con không được hỗn hào”. Tôi biết mẹ giỏi chịu đựng nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn. Tôi phải làm sao để giúp mẹ?
lamhoanglhxx@gmail.com
Mẹ bạn là người giỏi giang nhưng lại sống nhẫn nhục, cam chịu. Và như thế không hẳn là điều tốt, vì đúng như bạn nói “mẹ giỏi chịu đựng nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn”.
Tuy hiện nay nhờ thế mà gia đình không bị tan vỡ nhưng sự gia trưởng của ba bạn, sự nhẫn nhịn xen lẫn bất đồng của mẹ và sự bức xúc của bạn sẽ là những vết rạn ngày càng sâu hơn, to hơn và kết quả ra sao thì chắc bạn đã biết rồi đó. Thế nên, vấn đề là bạn làm “chất xúc tác” để mỗi bên điều chỉnh một chút thì tình hình sẽ khá hơn.
Nếu như mẹ bạn không dám nói thì bạn hãy nói chuyện với ông ấy. Một cuộc nói chuyện nghiêm túc giữa 2 người đàn ông (cha- con) có thể sẽ làm cho tâm thức, trách nhiệm người cha trỗi dậy. Tuy nhiên, trong lời nói, trong hành động cần có sự cứng rắn cần thiết nhưng phải trên cơ sở tôn trọng ông ấy.
Và, nếu được thì bạn nên bắt đầu từ những chuyện nhỏ, ví dụ như chuyện tiền nong. Lâu nay ba bạn tuy làm có tiền nhưng không đưa tiền cho mẹ bạn và mẹ bạn còn phải lo liệu việc nuôi con ăn học, xây nhà, giao tiếp xóm giềng,…
Thế nên, cần giao ước thẳng thừng: ba làm có tiền lương thì ba có kế hoạch chi xài trong số tiền ấy, đừng đòi hỏi mẹ phải chi thêm.
Muốn điều chỉnh việc gì cũng phải từ từ, đi từ những việc nhỏ như thế, bạn ạ! Mong bạn thành công và gia đình vui vẻ nhé!
HOA HỒNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin