Tôi đang bối rối không biết mình nên làm gì khi phát hiện chồng mình liên tục nói dối. Những lời nói dối của anh ấy tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng tôi lo lắng là bởi tần suất ngày càng dày. Điều quan trọng hơn là các con tôi cũng phát hiện ra điều này và chúng cũng đang tập tành nói dối.
Tôi đang bối rối không biết mình nên làm gì khi phát hiện chồng mình liên tục nói dối. Những lời nói dối của anh ấy tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng tôi lo lắng là bởi tần suất ngày càng dày. Điều quan trọng hơn là các con tôi cũng phát hiện ra điều này và chúng cũng đang tập tành nói dối.
Khi tôi đem chuyện này trao đổi với anh, với mong muốn anh đừng làm thế nữa thì anh chối phăng, làm như người vô tội. Tôi phải lên kế hoạch “bắt tận tay”, lấy đó làm chứng cớ cho anh sửa sai. Nhưng khi đó thì anh bảo tôi không tôn trọng anh, làm bẽ mặt anh.
Thật tình mà nói, một người nói dối vợ cũng là thiếu tôn trọng vợ, hành hạ vợ về mặt tinh thần ấy chứ. Vậy mà anh cứ kết tội tôi mà không soi xét lại mình.
Tôi phải làm sao đây khi 2 con tôi đang trong tuổi lớn và chúng xem chuyện này là bình thường?
hanhphucvl@gmail.com
Nói dối là một thói quen xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày nay. Việc nói dối có thể được chia làm 2 loại: nói dối chấp nhận được và nói dối không thể chấp nhận.
Theo một nghiên cứu, có đến hơn 1/3 trong chúng ta nói dối ít nhất 1 lần mỗi ngày. Lý do lớn nhất cho việc phải nói dối là “để khiến ai đó cảm thấy dễ chịu hơn” (chiếm 55%), “để tránh gặp rắc rối” (32%). Còn 25% đưa ra lý do “cuộc sống vốn phức tạp mà”, “để chứng minh một điều gì đó” hoặc để “giữ thể diện”,... Thế nên nếu nói dối mà ai đó cảm thấy dễ chịu và không phương hại đến ai thì có thể chấp nhận được, phải không nào? Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc nói dối, vì chung quy nói dối là không tốt.
Nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân. Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của những người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Nó còn ảnh hưởng không tốt đối với công việc của bản thân. Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho bản thân mà còn cho cả con cái. Vì nói dối là một thói quen khó chữa nên nó có thể lan sang con cái, khi nó thấy việc nói dối là một việc làm bình thường. Đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục thế hệ mầm non.
“Một sự bất tín vạn sự bất tin”. Vì vậy, hãy cho anh ấy biết: ngay thẳng, trung thực là lối sống được người đời khen. Bạn cũng nên tìm những câu chuyện cổ tích đại loại như “Cậu bé chăn cừu” để kể và giáo dục các con cũng như nhắc khéo chồng nên thành thật hơn là dối trá.
HOA HỒNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin