(VLO) Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân là một trong những chiến lược quốc gia, để thực hiện điều này, phát triển nhân lực (NL) y tế (YT) là một trong các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Vì lẽ đó, đào tạo (ĐT) NL YT đảm bảo về số lượng, đáp ứng chất lượng phù hợp nhu cầu xã hội là vấn đề rất cần được quan tâm.
Trường ĐH Cửu Long thành lập Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội. |
Thực trạng nhân lực y tế
Hệ thống YT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm Sở Y tế, 22 đơn vị YT công trực thuộc sở và 982 cơ sở YT tư nhân. Trong đó, có 8 trung tâm YT thực hiện chức năng dự phòng, khám điều trị, công tác dân số quản lý 107 trạm YT tuyến xã và 862 cơ sở YT tư nhân.
Nghị quyết số 53 của HĐND tỉnh về chính sách phát triển nguồn NL YT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 đã góp phần giải quyết khó khăn hiện tại, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Theo đó, năm 2023, tỉnh thu hút được 31 bác sĩ, cử nhân điều dưỡng, xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh y học; 12 trường hợp từ nơi khác tăng cường về tỉnh; đưa đi ĐT 78 trường hợp; thực hiện chính sách đãi ngộ,… với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng.
Tuy đã thực hiện các giải pháp đặt hàng ĐT, thu hút NL YT nhưng Vĩnh Long ở các chỉ tiêu này vẫn còn thấp so với quy hoạch, chỉ tiêu đề ra.
TS.BS Hồ Thị Thu Hằng- Giám đốc Sở Y tế, nhận định: “Các chỉ tiêu về NL YT của tỉnh Vĩnh Long còn thấp so với mục tiêu đề ra đến năm 2025. Cụ thể đến năm 2023, mục tiêu đến năm 2025 theo quy hoạch lần lượt là: 10 bác sĩ/vạn dân (mục tiêu là 15 bác sĩ/vạn dân), 8,3 điều dưỡng/vạn dân (mục tiêu là 25 điều dưỡng/vạn dân). Riêng tỷ lệ dược sĩ tại tỉnh là 3,7 dược sĩ/vạn dân (mục tiêu 3,4 dược sĩ/vạn dân)”.
Đào tạo nguồn nhân lực y tế để đảm bảo số lượng, cơ cấu phù hợp và chất lượng. |
Trong ĐT NL cho khối ngành sức khỏe cả nước còn khó khăn, trong đó có ngành điều dưỡng. TS Trần Thị Hạnh- Trường ĐH Cửu Long, chia sẻ: “Theo số liệu của Hội Giáo viên điều dưỡng Việt Nam, giảng viên điều dưỡng Việt Nam hiện đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Cả nước chỉ có 43 giảng viên điều dưỡng trình độ tiến sĩ, phần lớn có trình độ thạc sĩ với tỷ lệ 42,2%, kế đến là cử nhân với 33,1%. Chưa có nhiều cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam nghiên cứu và áp dụng năng lực số cho giảng viên trong đó có giảng viên điều dưỡng. Cả thế giới và Việt Nam đều chưa có tiêu chuẩn về năng lực số trong bộ tiêu chuẩn năng lực của giảng viên điều dưỡng”.
Đảm bảo số lượng, chất lượng theo nhu cầu
Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, chương trình ĐT các ngành sức khỏe phải thay đổi cho phù hợp với năng lực mà người học phải đạt được trên nền tảng kỹ thuật số.
Cụ thể như: năng lực ngoại ngữ, tin học, tư duy phản biện, làm việc nhóm, làm việc độc lập,… đổi mới phương pháp giảng dạy cũng dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Hệ thống giảng dạy, tự học của sinh viên được thiết kế với giao diện dễ dàng thực hiện các thao tác trên các thiết bị thông minh. Bên cạnh đó, thời lượng thực hành chiếm tỷ trọng lớn và giúp hình thành kỹ năng của sinh viên.
Quyết định số 89 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Cụ thể: Đổi mới toàn diện công tác ĐT để nâng cao chất lượng nguồn NL YT, đặc biệt là NL YT cơ sở. Phát triển nguồn NL YT để đảm bảo số lượng, cơ cấu phù hợp và chất lượng NL YT cho từng vùng, từng cấp độ chăm sóc và từng chuyên khoa. Xây dựng và ban hành các chuẩn năng lực nghề nghiệp, chương trình ĐT cho các ngành, trình độ ĐT thuộc lĩnh vực sức khỏe. Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc của nhân viên YT. |
“Các cơ sở giáo dục cần xây dựng “trung tâm thực hành mô phỏng”, nhằm giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo sự hứng thú cho sinh viên, đảm bảo sinh viên được học và tái hiện những tình huống mà trên thực tế tại các cơ sở YT không phải lúc nào cũng được học”- TS Nguyễn Thị Minh Thư, Trường CĐ YT Đồng Tháp, góp ý.
Để nâng cao sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện trong đó có phát triển nguồn NL YT. TS.BS Hồ Thị Thu Hằng, cho rằng: “Trong ĐT nguồn NL YT cần chú trọng ĐT và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
ĐT cần bao gồm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng quản lý khẩn cấp, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân. Ngoài ra, cung cấp các khóa ĐT nâng cao: tổ chức các khóa học, hội thảo và hội nghị để nhân viên YT có thể cập nhật các phương pháp điều trị mới và các kỹ thuật tiên tiến”.
Để thực hiện mục tiêu cho chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, Trung tâm ĐT NL YT theo nhu cầu xã hội của Trường ĐH Cửu Long được thành lập.
TS Vương Bảo Thy- Trưởng Khoa Khoa học sức khỏe- Trường ĐH Cửu Long, cho biết: “Trung tâm có chức năng giúp hiệu trưởng tổ chức, điều phối các hoạt động, dịch vụ ĐT, các bậc học từ chuyên khoa trở xuống, ĐT liên tục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ và các loại hình ĐT khác trong lĩnh vực y học theo chỉ tiêu của Bộ Y tế giao hàng năm và theo hình thức hợp đồng ĐT với cơ sở YT và các cá nhân tổ chức khác để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn NL YT của khu vực phía Nam”.
Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050
Năm 2023 |
Năm 2025 |
Năm 2030 |
Năm 2050 |
|
Giường bệnh/ vạn dân |
32 |
33 |
35 |
45 |
Bác sĩ/vạn dân |
12,5 |
15 |
19 |
35 |
Dược sĩ/vạn dân |
3,2 |
3,4 |
4,0 |
4,5 |
Điều dưỡng/ |
15 |
25 |
33 |
90 |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin