Liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo và đảm bảo chuẩn đầu ra

05:12, 28/12/2023

Theo báo cáo của tiểu ban giáo dục ĐH, kết quả đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ CĐ với trình độ ĐH giai đoạn 2017-2023; tổng số cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam hiện nay là 243 trường, trong đó, số cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo liên thông là 134 trường, chiếm 49%. Như vậy, nhu cầu dạy và học liên thông tương đối lớn.

Theo báo cáo của tiểu ban giáo dục ĐH, kết quả đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ CĐ với trình độ ĐH giai đoạn 2017-2023; tổng số cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam hiện nay là 243 trường, trong đó, số cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo liên thông là 134 trường, chiếm 49%. Như vậy, nhu cầu dạy và học liên thông tương đối lớn.

Có 2 hình thức liên thông là chính quy và vừa làm vừa học, trong đó, mỗi hình thức có đối tượng khác nhau, tùy theo nhu cầu người học và năng lực đào tạo của nhà trường. Mặc dù, có nhiều trường đào tạo liên thông chính quy nhưng chương trình đào tạo liên thông, hình thức vừa làm vừa học từ CĐ lên ĐH nhiều hơn. Vì đa phần người học là người đã đi làm, hình thức này là phù hợp.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đào tạo liên thông thiếu các tiêu chuẩn đầu ra ở mỗi trình độ trong một ngành, nghề và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho các chuẩn đầu ra. Chất lượng đầu ra là vấn đề được nhiều quan tâm, làm sao vừa tạo thuận lợi cho người học vừa đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Song song đó, đào tạo liên thông cần quan tâm đáp ứng, thích nghi với sự thay đổi của thị trường lao động. Cần có quy định về điều kiện đầu vào, điều kiện đầu ra, khối lượng, thời lượng chương trình. Song song đó, trong quá trình đào tạo cần phải đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch cho tất cả người học như học phí, đối tượng ưu tiên.

VĨNH PHÚC

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh