Nói về chương trình giáo dục phổ thông 2018- chương trình mới mà sự tiếp nhận của cái mới không mấy dễ dàng. Chương trình mới đã được nghiên cứu, đánh giá là mới, hiện đại, là chỗ dựa cho thay đổi giáo dục, chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực.
(VLO) Nói về chương trình giáo dục phổ thông 2018- chương trình mới mà sự tiếp nhận của cái mới không mấy dễ dàng. Chương trình mới đã được nghiên cứu, đánh giá là mới, hiện đại, là chỗ dựa cho thay đổi giáo dục, chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực.
Dù có những điểm cần điều chỉnh nhưng nhìn chung, chương trình mới đã bước đầu tạo được chuyển biến.
Theo Bộ GD-ĐT đây là phương thức để chúng ta đổi mới toàn diện, thực hiện thành công chương trình mới, giáo dục sẽ bước sang một chương mới, một nền giáo dục thay đổi về chất. Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, những người cũ đang cùng nhau tạo ra cái mới.
Vì vậy, điều kiện quan trọng đầu tiên chúng ta cần là lực lượng nhà giáo phải tự đổi mới. Tự đổi mới mình, đổi mới bản thân từ quan niệm, nhận thức tới phương pháp, không sợ hãi, e ngại, né tránh đổi mới bản thân. Ai cũng có thể làm được, vấn đề có dám làm hay không.
Đổi mới là một quá trình, do đó không thể quá vội vàng, phải từng bước, có phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với chương trình mới.
Nhà giáo từ chỗ là người chủ yếu truyền thụ kiến thức chuyển sang là người tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ cho học sinh để học sinh tự hình thành năng lực, tự tích lũy kiến thức.
Bên cạnh, cần thay đổi từng môn học, vị trí từng môn học. Sự thay đổi của từng môn học cụ thể ấy gộp lại sẽ mang lại sự thay đổi thực sự theo chiều sâu trong giáo dục. Triết lý của chương trình mới là tính mở, tính nhân văn, tính chủ động.
Hiệu trưởng phải là một người hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp; bắt nhịp với các mục tiêu đổi mới để trở thành những người dẫn dắt công cuộc đổi mới. Và để công cuộc đổi mới thành công, lãnh đạo nêu gương, giáo viên nhìn về một hướng, một mục tiêu, một quyết tâm.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin