Đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó, gồm các chuyên đề: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế, Atlat, bảng số liệu và biểu đồ.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó, gồm các chuyên đề: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế, Atlat, bảng số liệu và biểu đồ.
Trong đó, phần sử dụng Atlat có nhiều câu hỏi nhất- 14 câu. Địa lý tự nhiên là các kiến thức về địa lý và đặc điểm chính của tự nhiên Việt Nam. Về phần dân cư thì thí sinh cần nắm được mối tương quan giữa dân số với lao động, việc làm và tình hình đô thị hóa hiện nay,… Thầy Võ Đức Vinh- Tổ trưởng Tổ Sinh- Địa, Trường THPT Nguyễn Thông (TP Vĩnh Long) lưu ý: “Học sinh cần rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, kỹ năng số liệu và biểu đồ; các kỹ năng này nếu không được rèn luyện, các em hay bị sai khi làm bài thi trắc nghiệm”.
Đối với các ngành kinh tế, thí sinh nên học theo từng ngành. Trong mỗi ngành cần phải khái quát được các ý chính như là thế mạnh, hạn chế, vai trò, tình hình và biện pháp phát triển. Về địa lý các vùng kinh tế đây là phần có nhiều câu hỏi mang tính vận dụng và vận dụng cao. Vì vậy trước hết thí sinh cần phải phân biệt và xác định được vị trí, phạm vi của 7 vùng kinh tế thông qua Atlat. Thí sinh học các vấn đề nổi bật, phân biệt được các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của từng vùng. Từ đó vận dụng và giải thích các đặc điểm về thế mạnh hạn chế và các biện pháp phát triển của vùng. “Đối với dạng câu hỏi lý thuyết mức độ vận dụng, vận dụng cao đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ, sâu để các em chọn phương án tốt nhất”- thầy Vinh chia sẻ.
Đồng thời, thí sinh phải cân đối thời gian làm bài. Thầy Vinh hướng dẫn: “Đối với những câu dễ, đọc kỹ câu hỏi rồi chọn phương án đúng loại phương án sai và làm thật nhanh; đối với những câu hỏi khó, nếu đọc thấy khó có thể lướt qua và đánh dấu lại không để mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi”.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin