Theo Sở GD- ĐT, tuy việc triển khai quy định dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Học sinh học Tin học tại Trường Tiểu học Thạch Thia (xã Loan Mỹ- Tam Bình). |
Theo Sở GD- ĐT, tuy việc triển khai quy định dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Tỷ lệ học sinh dân tộc tham gia học tiếng nói, chữ viết dân tộc còn ít, bậc tiểu học chỉ đạt 39% và THCS chỉ đạt 9,2%.
Trong khi đó, đội ngũ giáo viên tiếng Khmer ít nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng tài liệu hỗ trợ dạy học tiếng dân tộc, phát huy môi trường sử dụng ngôn ngữ, chữ viết tiếng dân tộc; ít cơ sở in ấn có font chữ Khmer nên giáo viên giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn khi cần in ấn biểu mẫu, làm đồ dùng dạy học.
Năm học 2020- 2021, ngành giáo dục sẽ khảo sát đội ngũ giáo viên tham gia dạy tiếng Khmer trên địa bàn về số lượng, trình độ để có sự tham mưu kịp thời trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chuẩn hóa theo quy định Luật Giáo dục 2019, đáp ứng việc dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số tại địa phương, đơn vị.
Vĩnh Long triển khai việc dạy tiếng Khmer trên địa bàn từ năm 2005, tập trung ở huyện Trà Ôn, Tam Bình và TX Bình Minh.
Tin, ảnh: CÔNG NGÔN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin