Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ rơi vào tháng 7, là thời điểm tại nhiều địa phương trong cả nước có khả năng diễn ra hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường, như nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất… đòi hỏi cần có những phương án chuẩn bị ứng phó tốt trong các khâu tổ chức Kỳ thi.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ rơi vào tháng 7, là thời điểm tại nhiều địa phương trong cả nước có khả năng diễn ra hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường, như nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất… đòi hỏi cần có những phương án chuẩn bị ứng phó tốt trong các khâu tổ chức Kỳ thi.
Nhiều trường đại học đã cho sinh viên quay trở lại |
Thay vì diễn ra vào tháng 6 như mọi năm, Kỳ thi THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào thời điểm cuối tháng 7, theo khung kế hoạch thời gian năm học đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh.
Trước câu hỏi liên quan đến việc học sinh cả nước phải tạm nghỉ học trong thời gian dài để phòng tránh dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, lùi thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia 2020 sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch tổ chức cũng như các khâu chuẩn bị cho Kỳ thi", Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết:
Dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra là hiện tượng bất thường, tác động đến các mặt của kinh tế - xã hội, trong đó có GD-ĐT. Với việc đặt sức khoẻ, sự an toàn của học sinh, giáo viên lên hàng đầu; thời gian qua quán triệt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học để phòng chống vius Covid-19.
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020; theo đó, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6; Kỳ thi THPT quốc gia năm học 2019-2020 sẽ tổ chức vào các ngày từ 23 đến 26-7.
"Đây là các mốc thời gian đủ để các trường hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh cuối cấp ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay" - Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, học sinh vẫn có thời gian hơn ba tuần kể từ khi kết thúc năm học để ôn tập giống như các năm trước.
Công tác chuẩn bị tổ chức cho Kỳ thi vẫn được Bộ GD-ĐT chủ động cùng các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo tiến hành như các năm trước.
Các địa phương, nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học để vừa hoàn thành đúng kế hoạch năm học, vừa có đủ thời gian, nguồn lực để tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Đáng chú ý, thời điểm kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ vào cuối tháng 7, là tháng cao điểm nắng nóng của khí hậu nước ta, đồng thời là mùa mưa lũ ở miền bắc, các tỉnh miền núi phía bắc thường có hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lũ, sạt lở đất…
Điều này gây ra sự lo ngại về các điều kiện bảo đảm cho kỳ thi, lo ngại đến sự an toàn của thí sinh, cán bộ làm công tác thi.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết: “Trước đây, chúng ta đã tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6. Lùi xa hơn một chút thì từ 2014 về trước ta tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vào hai tuần đầu tháng 7, là khoảng thời gian thường có hiện tượng thời tiết, thiên tai bất thường”.
“Từ kinh nghiệm thực tế trước đây, để chủ động ứng phó với hiện tượng thời tiết bất thường có thể xảy ra trong các ngày thi, đề nghị các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết để có phương án phối hợp các lực lượng địa phương nhất là công an, quân đội, ngành giao thông…trong việc ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan.
Các địa phương phải có phương án dự phòng trong trường hợp phải thay đổi địa điểm tổ chức thi; đồng thời, có phương án để học sinh đến trường thi và nơi cư trú an toàn trong thời gian thi; kiên quyết không để bất kỳ học sinh nào vì khó khăn mà không thể dự thi” – Cục trưởng Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Theo Nhân dân
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin