Trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến của Trường ĐH Cần Thơ giới thiệu về khối ngành nông nghiệp có nhiều băn khoăn về ngành nghề nào tự tạo việc làm. Một vài thí sinh lo lắng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra, học ngành nông nghiệp có còn phù hợp?
Trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến của Trường ĐH Cần Thơ giới thiệu về khối ngành nông nghiệp có nhiều băn khoăn về ngành nghề nào tự tạo việc làm. Một vài thí sinh lo lắng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra, học ngành nông nghiệp có còn phù hợp?
Hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao phát triển, chỉ cần ngồi nhà có thể dùng điện thoại để làm nông. Trong ảnh: TS. Nguyễn Thanh Mỹ- Tập đoàn Mỹ Lan (Trà Vinh) giới thiệu về cách điều khiển nước vào ruộng trên điện thoại. |
Ngành nông nghiệp có phù hợp xu thế?
Chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến tối 22/3/2020 của ĐH Cần Thơ về các khối ngành chế biến, chăn nuôi- thú y, thủy sản, nông nghiệp, trồng trọt, sinh học đã nhận được 15.000 lượt xem.
Trong đó, có hàng loạt câu hỏi được đặt ra, nhiều câu hỏi hay liên quan đến khối ngành nông nghiệp trong công nghệ 4.0 thì nông nghiệp có cần thiết?
Em Hà My Nguyễn hỏi: Hiện nay với xu thế công nghiệp 4.0 thì ngành nông học có ưu thế không ạ? PGS. TS. Nguyễn Trọng Ngữ- Phó trưởng Khoa Nông nghiệp- giải đáp: Ngành nông học học 3 nội dung: các kiến thức trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi thú y.
Được trang bị 3 khối kiến thức, cơ hội việc làm khoa nông nghiệp từ 92%. Hiện nay, nông nghiệp chuyển dần từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang tập trung, đa dạng hàng hóa thành chuỗi để sản xuất nông nghiệp không còn bấp bênh. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào đổi mới quy trình trong nông nghiệp.
Ví dụ tưới nước cho cây hiện nay chỉ cần sử dụng điện thoại là tưới được. Ngành nông nghiệp công nghệ cao là ngành có ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp hiện nay.
Song song với những quan tâm về 4.0, nhiều học sinh muốn học ngành theo chương trình tiên tiến hoặc cần tìm hiểu rõ hơn về chương trình tiên tiến.
Bạn Thanh Hiền Nguyễn hỏi: Ngành nông trồng thủy sản theo chương trình tiên tiến là như thế nào? Có gì đặc biệt? Em học tiếng Anh trung bình thì có học được không?
PGS. TS. Trương Quốc Phú- Trưởng Khoa Thủy sản cho biết: Chương trình đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản dựa trên chương trình của Hoa Kỳ, có sửa đổi cho phù hợp ở Việt Nam.
Ngôn ngữ 100% tiếng Anh trong suốt quá trình học, trong đó, có một số giáo sư Mỹ và các nước giảng dạy. Đối với những sinh viên trình độ tiếng Anh trung bình, trường có bồi dưỡng thêm tiếng Anh khoảng 1 học kỳ cho các em.
Điểm đặc biệt của ngành tiên tiến là cơ hội việc làm cao, đặc biệt có việc làm trước khi ra trường. Các em có thể làm việc ở các công ty liên doanh nước ngoài.
Ngành nghề nông nghiệp tuy không phân biệt giới tính nhưng nhiều học sinh quan tâm liệu nữ có dễ có việc làm hay không? Một học sinh tên Thiên Ngân hỏi: ngành bảo vệ thực vật đa số tuyển nam, trường có nên hạn chế số sinh viên nữ không và nữ có thể làm gì?
PGS. TS. Nguyễn Trọng Ngữ- Phó trưởng Khoa Nông nghiệp- cho biết: Không riêng bảo vệ thực vật một số ngành nông nghiệp khác như thú y các em nữ hay băn khoăn, thực tế đó cũng đúng.
Tuy nhiên, nam và nữ đều học được các ngành này, các em không phải ngại. Nhiều công ty không phân biệt nam hay nữ và nhiều bạn nữ làm việc còn tốt hơn nam.
Học nông nghiệp để khởi nghiệp
Câu chuyện khởi nghiệp, tự tạo việc làm sau khi học được nhiều học sinh quan tâm. Em Thoại Lê hỏi: Nuôi trồng thủy sản và bệnh học thủy sản khác nhau như thế nào, ngành nào tự tạo việc làm dễ hơn?
PGS. TS. Trương Quốc Phú cho biết: 2 ngành học giống kiến thức kỹ năng liên quan đến thủy sản nhưng đi về 2 hướng: bệnh học nghiên về chuẩn đoán xét nghiệm và quản lý dịch bệnh, nuôi trồng liên quan công nghệ sản xuất giống công nghệ nuôi.
Nói chung 2 ngành đều tiếp cận được nuôi và quản lý dịch bệnh. Cả 2 ngành đều có khả năng tự tạo việc làm lớn, tùy theo điều kiện nuôi trồng và bệnh học tự tạo việc làm cho bản thân và nhiều người khác. Một số cựu sinh viên trở thành chủ doanh nghiệp tạo ra việc làm cho sinh viên.
Trong khi đó, em Minh Phúc hỏi: Em muốn khởi nghiệp trồng cây kiểng nên học ngành gì? TS. Bùi Thị Cẩm Hường- Phó trưởng Bộ môn Khoa học cây trồng- cho hay: Nếu em muốn lập nghiệp trồng cây kiểng nên học ngành công nghệ rau hoa quả và cảnh quan. Đây là ngành dạy cách tạo giống, chăm sóc bảo dưỡng cây xanh hoa kiểng và thiết kế cảnh quan.
GS. TS. Nguyễn Thanh Phương- Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Cần Thơ giới thiệu những điểm mạnh khi học khối ngành nông nghiệp. ĐBSCL và vùng trọng điểm nông nghiệp thủy sản cả nước với tỷ trọng lúa chiếm 56%, trái cây 60%, tôm 83% và cá tra gần như 100%.
Có thể thấy nông nghiệp và thủy sản cực quan trọng, cơ hội có việc là cao. Theo thống kê tại trường, có 94% sinh viên ra trường có việc làm, khối nông nghiệp thủy sản mức cao có những ngành 100% sinh viên có việc làm sau 6 tháng.
Đối với ĐBSCL có sự dịch chuyển lớn đặc biệt nông nghiệp chuyển sang nông nghiệp thủy sản công nghệ cao.
“Người học phải có tâm thế, phải học tốt về chuyên môn, cố gắng để hội nhập với công việc. Không phải ai học cũng có việc làm, chúng ta phải biết tận dụng cơ hội, chúng ta phải làm việc tốt. Cố gắng học tập tốt rèn luyện bản thân và tất cả các kỹ năng”- thầy Phương nhắc các em.
Có thể nói, khối ngành nông nghiệp sẽ không bao giờ cũ ở một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Không chỉ Trường ĐH Cần Thơ mà hầu hết các trường ĐH ở ĐBSCL đều có đào tạo khối ngành này, tỷ lệ việc làm sau khi ra trường đều trên 80%. Học sinh yêu thích có thể chọn khối ngành này tùy theo năng lực mà chọn trường phù hợp.
Ngành công nghệ thực phẩm chuyên về lĩnh vực chế biến, bảo quản và quản lý chất lượng sản thực phẩm. Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định đúng và giải quyết được yêu cầu cơ bản của nhà máy, xí nghiệp. Có khả năng làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; đạt hiệu năng cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Có khả năng phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về công nghệ thực phẩm để có thể giải quyết được các vấn đề hoặc phát triển sản phẩm mới. |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin