Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu là: ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM.
Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu là: ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM.
Ảnh minh họa |
Tạp chí của Hoa Kỳ U.S. News & World Report vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu - Best Global Universities.
Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng này, đó là ĐH Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 1.059, số 1 Việt Nam, tiếp theo là ĐH Quốc gia TPHCM có thứ hạng 1.176. Ngoài ra, Việt Nam còn có ĐH Tôn Đức Thắng cũng được đánh giá nhưng chưa có thứ hạng.
Đặc biệt, cũng ở bảng xếp hạng này, ngành Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội đã tăng 30 bậc so với bảng xếp hạng năm trước là 502, năm nay là 472 của thế giới.
Xếp hạng theo khu vực châu Á, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp thứ 275 và ĐH Quốc gia TPHCM được xếp thứ 322.
Đây là lần thứ sáu Tạp chí US News & World Report công bố thứ hạng của Bảng xếp hạng này. Trước đó, đã hơn 30 năm, Tạp chí US News & World Report tập trung vào xếp hạng các trường đại học, cao đẳng của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, gần đây, nhu cầu người học ở Hoa Kỳ mở rộng ra ngoài các trường đại học trong nước; đồng thời giúp các trường đại học của Hoa Kỳ có thể so sánh với các trường đại học khác trên toàn cầu, Tạp chí U.S. News & World Report đã công bố Bảng xếp hạng Best Global Universities.
Năm nay, có 1.599 trường đại học, thuộc 81 quốc gia, được đưa vào đánh giá, trong đó có 1.500 trường được xếp hạng.
Best Global Universities đánh giá và xếp hạng các trường đại học dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu khoa học do Tập đoàn Clarivate Analytics InCites cung cấp. Như vậy, với thứ hạng 1059, có thể nói, ĐHQGHN thuộc top 1000+ cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Về phương pháp xếp hạng, Best Global Universities đánh giá các trường ĐH bằng 13 tiêu chí hoàn toàn khách quan và tập trung vào uy tín nghiên cứu (qua khảo sát) và chất lượng nghiên cứu qua phân tích dữ liệu khoa học được công bố trong CSDL của Clarivate Analytics InCites.
Trong đó, chỉ những trường ĐH có 1.500 bài báo được xuất bản năm 2013 đến 2017 mới được xem xét; đồng thời uy tín về nghiên cứu do Clarivate Analytics InCites thực hiện.
Các học giả tham gia đánh giá uy tín nghiên cứu là những tác giả được lựa chọn từ CSLD Web of Science, bao gồm Science Citation Index Expanded (SCIE), Social Sciences Citation Index (SSCI) and Arts & Humanities Citation Index (A&HCI).
Theo Báo Chính phủ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin