Điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục, thấp nhất trong các môn thi với 83,24% dưới trung bình trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay liệu có là cú hích để ngành giáo dục xem lại cách dạy, học, thi môn học này? Có phải là cái cớ để phụ huynh đầu tư môn Sử cho con?
Điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục, thấp nhất trong các môn thi với 83,24% dưới trung bình trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay liệu có là cú hích để ngành giáo dục xem lại cách dạy, học, thi môn học này? Có phải là cái cớ để phụ huynh đầu tư môn Sử cho con?
“Học Lịch sử để làm gì?”, bạn tôi đã hỏi vậy khi cùng tôi bàn thảo về việc chọn môn chuyên, chọn trường THPT cho con.
Tôi không trả lời mà lặng lẽ nghe chị nói, rằng nếu chọn chuyên Anh, chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Sinh, chuyên Lý, chuyên Hóa… thì con tôi sẽ “có cửa” cho tương lai.
Đặc biệt, nếu học chuyên Anh thì cánh cửa du học sẽ mở rộng, sẽ được tiếp cận môi trường giáo dục tiên tiến của thế giới. Mấy hôm nay, báo đài ra rả thông tin, điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia có hơn 80% dưới trung bình, câu hỏi “học Lịch sử để làm cái gì?” lại “thức dậy” trong tôi.
Là người theo học ngành Xã hội nhân văn, tôi đủ sức để trả lời câu hỏi của chị bạn và vì sao phải học Lịch sử.
Nhưng ở góc độ một phụ huynh đang tìm hướng đi cho con, nhất là trong bối cảnh nền giáo dục của chúng ta hiện nay, tôi không đủ lý lẽ để đáp trả. Bởi lẽ, tôi biết rõ mười mươi cách mà con tôi phải học và đang học ở trường.
Chưa bao giờ, dư luận xã hội lại quan tâm đến môn Lịch sử đến vậy. |
Mấy ngày hôm nay, trên truyền thông đang nổ ra cuộc tranh luận, vì sao điểm thi môn Lịch sử thấp. Trong vô vàn các ý kiến, có ý kiến cho rằng, đó là lời cảnh báo sâu sắc đối với ngành giáo dục.
Lại có người hiến kế, khi dạy Lịch sử nên dạy cả những kiến thức ngoài trang sử. Rất nhiều, rất nhiều ý kiến và “cao kiến” được truyền thông trích dẫn, đăng tải.
Chưa bao giờ, dư luận xã hội lại quan tâm đến môn Lịch sử đến vậy. Và cũng chưa bao giờ, xoay quanh việc dạy, học, thi môn Lịch sử lại gây ra cuộc tranh luận có nhiều luồng ý kiến như hiện nay.
Một nhà sử học danh tiếng khi nghe tôi đề nghị được trao đổi về chủ đề, tại sao điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia lại thấp thảm hại như vậy đã từ chối trả lời vì những lý do trên.
Có lẽ câu hỏi, “học Lịch sử để làm gì?” phần nào lý giải cho câu hỏi, tại sao điểm thi môn Lịch Sử lại thấp. Nếu học để thi (mà rõ ràng trong kỳ thi THPT năm nay,
Lịch Sử là môn thi bắt buộc), thì có mục đích rõ ràng, tại sao điểm thi vẫn thấp? Phải chăng, do chỉ trong vài tháng chạy nước rút (sau khi Bộ Giáo dục Đào tạo công bố môn thi), học sinh đã không đuổi kịp?
Thực tế, ở thành phố lớn, đa số phụ huynh đều đầu tư dài hơi cho con các môn học chính như Anh, Toán, Văn. Rất nhiều phụ huynh ngay từ cấp Tiểu học đã đầu tư cho con học tiếng Anh tại Trung tâm có giáo viên bản ngữ; lớp 7, 8, 9 đã luyện đề các môn Toán, Văn, Anh. Mục đích để thi vào lớp 10 ở các trường chuyên, lớp chọn, không chí ít cũng thi được vào trường công.
Còn với học sinh THPT? Ngay từ đầu cấp phụ huynh đã chọn cho con chuyên ban, chọn khối để còn ứng thí vào các trường đại học.
Trong xu thế hiện nay, Lịch sử không phải môn học để người ta có thể chọn những ngành thời thượng. Cánh cổng các trường đại học danh tiếng như: Ngoại thương, Bách Khoa, Y… không mở ra với người học môn Lịch Sử.
Trong khi đó, bất cứ môn học nào cũng cần nền tảng, thế nhưng người ta (đa số) chỉ học môn Sử chỉ được đầu tư trong ngắn hạn thì chuyện bị hụt hơi trong kỳ thi THPT với con số 1.277 điểm liệt là điều có thể hiểu được?
Có phụ huynh nào “đầu tư” cho con học môn Lịch sử như cách người ta đầu tư dài hạn 300.000 – 400.000 đ/buổi học thêm Tiếng Anh, Toán, Văn cho con không? Tôi tin chắc là không nhiều hoặc quá hiếm. Con số 527 thí sinh bị điểm 0 môn Lịch sử khiến người ta hoảng hồn.
Còn con số, 732 bài thi Tiếng Anh bị điểm 0 lại nhận được sự cảm thông. Bởi lẽ, môn học này có tính đặc thù, học sinh ở thành phố có ưu thế hơn ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục, thấp nhất trong các môn thi với 83,24% dưới trung bình trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay liệu có là cú hích để ngành giáo dục xem lại cách dạy, học, thi môn học này? Có phải là cái cớ để phụ huynh đầu tư môn Sử cho con?
“Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là hai câu thơ của Bác Hồ mà ai cũng thuộc nằm lòng, vậy mà điểm môn Lịch sử của học sinh ta lại thấp một cách thảm hại? Lỗi? Tại nền giáo dục triền miên cải cách? Tại phụ huynh chạy theo thị hiếu?
Tại học sinh không thích học hay còn lý do nào khác thuộc về tiêu chí giáo dục con người chưa được quan tâm triệt để?
Chỉ cần bỏ ra nửa ngày để đến các bảo tàng ở Hà Nội sẽ thấy, người nước ngoài nhiều hơn người Việt rất nhiều lần. Có lẽ, đây là một phần trả lời cho câu hỏi tại sao điểm thi môn Lịch sử lại thấp chăng?
Theo CAND
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin