Hầu hết các trường THPT trong tỉnh đã có một kế hoạch hợp lý cho kỳ thi THPT quốc gia có khi bắt đầu từ năm học lớp 10, 11.
Hầu hết các trường THPT trong tỉnh đã có một kế hoạch hợp lý cho kỳ thi THPT quốc gia có khi bắt đầu từ năm học lớp 10, 11.
Đối với năm học lớp 12, việc ôn tập thể hiện bằng cách tăng tiết vào buổi chiều một cách “vừa phải”, tránh việc giai đoạn đầu thì học ít, ôn ít, sau đó đến lúc gần thi mới lao vào học, hiệu quả của việc ôn thi sẽ không cao.
Một số trường học dùng “kỷ luật thép” để ôn tập cho học sinh ngày 2 buổi, nhiều em tối còn đi học thêm nên không có thời gian nghỉ ngơi, chưa tính đến chuyện tự học.
Học thêm quá nhiều mà không có thời gian tự học thì hiệu quả không cao và học sinh cũng khó chủ động ôn tập.
Thực tế, những học sinh đạt điểm cao thường dành nhiều thời gian tự học hơn là học thêm. Thời gian từ 17-19 giờ hàng ngày nên là khoảng thời gian “xả xì trét”, bởi đây là khoảng thời gian khó lĩnh hội nhất trong ngày.
Sợ nhất là việc học thêm một môn nhiều thầy cô, tuy nhiên đây không phải là chuyện hiếm. Cùng nội dung kiến thức nhưng cách dạy và hướng dẫn học khác nhau có khi sẽ làm cho học sinh hụt hẫng, rối rắm và “tẩu hỏa” là chuyện khó tránh khỏi.
Ôn thi tốt nghiệp THPT là chuyện lớn, tuy nhiên không vì vậy mà đặt áp lực quá lớn cho học sinh. Thiết nghĩ, các em cần khoảng thời gian riêng để lấy lại thăng bằng sau những giờ học, giờ ôn tập. Nhà trường và cha mẹ học sinh cần tạo cho các em một tâm thế thoải mái, cho các em ý thức tự giác tự học hơn là tạo áp lực đè nặng lên chuyện thi cử.
CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin