Những năm gần đây, ngành điều dưỡng luôn nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ bởi đây là nghề dễ tìm được việc làm sau khi ra trường.
Những năm gần đây, ngành điều dưỡng luôn nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ bởi đây là nghề dễ tìm được việc làm sau khi ra trường.
Ngành đang “có giá”
Ngành điều dưỡng là một ngành khoa học về chăm sóc nuôi dưỡng, phối hợp tập luyện, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng, là ngành trọng tâm giữ vai trò hết sức quan trọng của hệ thống y tế.
Nghề điều dưỡng phát triển mạnh và trở thành một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu, không thể thiếu cho mọi người, mọi gia đình.
Là ngành đòi hỏi tính dịu dàng, chịu đựng, tỉ lệ sinh viên (SV) nữ theo học ngành điều dưỡng hàng năm lên tới 90%.
Ngay từ giờ học đầu tiên, SV đã được xem phim về hoạt động của điều dưỡng và được giảng viên truyền đạt kỹ thuật thực hiện tiêm thuốc, hút đàm, đặt ống thông dạ dày, thông tiểu, thụt tháo... giúp đỡ bệnh nhân ăn uống, giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hằng ngày (vệ sinh răng miệng, tắm rửa, gội đầu)...
Theo các giảng viên, việc làm này để SV kịp nhận ra mình đã sai hay đúng khi chọn nghiệp "suốt đời phục vụ người khác".
SV ngành Điều dưỡng ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh trong tiết học thực hành. |
Em Nguyễn Thị Diễm Thúy (SV năm 4, ngành điều dưỡng, ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Ngành này đòi hỏi phải tận tâm, tận tụy với người bệnh.
Qua thời gian học, đi thực tập tại bệnh viện, dù có nhiều thử thách với tụi em nhưng lòng thương người, yêu nghề đã giúp em và các bạn tự tin hòa nhập với nghề”.
Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo chuyên ngành điều dưỡng ở đủ các cấp đào tạo từ trung cấp, cao đẳng đến ĐH điều dưỡng.
Song, theo đánh giá của Bộ Y tế, thì số lượng cán bộ y tế ngành điều dưỡng hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các cơ sở y tế, kể cả trong điều kiện lý tưởng là tất cả học viên khi ra trường đều đi làm và được tuyển dụng đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước.
Chính vì vậy, cần phải phát triển nhân lực y dược để đáp ứng nhu cầu xã hội, sao cho đến năm 2020 đạt tỷ lệ 35 điều dưỡng viên/10.000 dân.
Những trường ĐH công lập tiên phong và có uy tín trong việc đào tạo ngành điều dưỡng trước tiên phải kể đến là ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược Cần Thơ.
Bên cạnh đó, vài năm gần đây, 1 số trường ĐH thuộc ĐBSCL như ĐH Trà Vinh, ĐH Cửu Long,… bắt đầu đào tạo một số ngành chăm sóc sức khỏe, trong đó có ngành điều dưỡng, với khung chương trình đào tạo bám sát với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại giúp các em rèn luyện kỹ năng, kiến thức cơ bản và trau dồi y đức để trở thành những điều dưỡng viên đủ tài, đủ đức phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Nhiều cơ hội xuất khẩu lao động
Những SV tốt nghiệp trở thành điều dưỡng viên có nhiều cơ hội việc làm tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn sức khỏe, tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế. …, đặc biệt hấp dẫn hơn là nhiều năm nay nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản đang rất thiếu nguồn nhân lực là điều dưỡng viên và Việt Nam là một trong những quốc gia được tín nhiệm trong việc cung ứng lao động trong lĩnh vực này.
Học sinh Trường Trung cấp Y tế Vĩnh Long đi thực tập, làm quen với nghề điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Chính vì vậy, một số trường hiện nay đang hướng đến liên kết với nước sở tại để cung cấp nguồn lao động đối với ngành nghề này.
Đơn cử như tại Trường ĐH Cửu Long, đối với SV có nguyện vọng du học và làm việc tại Nhật Bản, CHLB Đức các ngành điều dưỡng, chăm sóc y tế, trường luôn tạo điều kiện cho các em tham gia chương trình hợp tác liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Đây là một hướng đi rất tốt của một số trường ĐH trong việc liên kết để tìm đầu ra cho SV.
Do đó, điều dưỡng viên đang là ngành nghề được nhiều người muốn theo học và công tác, đặc biệt là các bạn nữ muốn hướng đến một công việc ổn định và có thu nhập cao.
Ngay từ những năm học phổ thông, SV quê Tam Bình (Vĩnh Long)- Mai Thị Mỹ Duyên (ngành điều dưỡng, ĐH Cần Thơ) đã tìm hiểu về nghề điều dưỡng và ước mơ trở thành điều dưỡng giỏi nên chỉ thi một trường duy nhất, chọn ngành điều dưỡng.
Duyên tâm sự: “Làm nghề liên quan đến y tế, để để biết cách chăm sóc bản thân, gia đình và cho xã hội. Chính tay mình chăm sóc người bệnh, họ hết bệnh thì cảm giác ấy vui sướng, ý nghĩa vô cùng. Song, em còn hy vọng mình sẽ cơ hội sang Nhật làm thực tập sinh ngành này nữa đó”.
Những năm qua, Trường Trung cấp Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế tại địa phương và khu vực.
Riêng đối với ngành điều dưỡng, học sinh ra trường đều tìm được việc làm tại các cơ sở y tế. Đặc biệt hướng tới đây, các em sẽ có nhiều cơ hội đi hợp tác lao động ở nước ngoài với mức lương hấp dẫn và môi trường làm việc ổn định.
Đây là mô hình đào tạo gắn với giới thiệu việc làm rất thiết thực, đáp ứng được nguyện vọng của sinh viên hiện nay.
Dù không đạt được ước mơ vào được ĐH, song em Nguyễn Thị Thanh Tuyền- quê ở huyện Tam Bình- chọn hệ trung cấp ngành điều dưỡng để thực hiện ước mơ của mình.
Với tình yêu thương con người, mong muốn giúp những người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật, em Thanh Tuyền đang ra sức học tập, rèn luyện y đức để trở thành một điều dưỡng viên giỏi.
Với thành tích học lực giỏi ở học kỳ đầu tiên, sẽ là động lực để em nỗ lực nhiều hơn để đến gần với ước mơ của mình, cống hiến một phần sức lực cho sự nghiệp phát triển y tế tỉnh nhà.
Dù cơ hội việc làm ngành điều dưỡng hiện nay và trong thời gian tới là rất lớn, song ngành nào cũng đòi hỏi sự đam mê yêu thích, và đặc biệt đây là ngành nghề đòi hỏi sự san sẻ, kiên nhẫn và tình yêu thương thì mới có thể gắn bó lâu dài.
Do đó, chọn ngành nghề nào phải luôn hướng về sự phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Có như thế thì việc định hướng nghề nghiệp mới thật sự mang lại hiệu quả.
Theo TS Trần Thụy Khánh Linh (Bộ trưởng bộ môn Điều dưỡng- ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh), nghề điều dưỡng cần có 4 tố chất như bình tĩnh, cẩn trọng, linh hoạt và lòng trắc ẩn. Phải bình tĩnh trong mọi tình huống, cẩn trọng đảm bảo cho các công việc chuyên môn phải hoàn toàn chính xác trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Điều dưỡng mỗi một ngày có trường hợp chăm sóc cụ thể, những biến chuyển khác nhau nên người làm nghề này phải linh hoạt xử trí công việc, linh hoạt để sắp xếp, phối hợp với những đội ngũ cần thiết. Đồng thời, người điều dưỡng phải chăm sóc thể chất lẫn tinh thần người bệnh nên phải thấu hiểu, cảm thông những nỗi đau, khó chịu mà người bệnh đang có. |
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin