Theo dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo và không có sự phân biệt giữa các hình thức đào tạo. Điều này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều và câu chuyện "chính quy hay không chính quy" được nhắc lại một lần nữa!
Theo dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo và không có sự phân biệt giữa các hình thức đào tạo. Điều này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều và câu chuyện “chính quy hay không chính quy” được nhắc lại một lần nữa!
Một lần nữa vì lần lùm xùm trước đó- tức năm 2011, Đà Nẵng sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước.
Mới đây, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra quy định cán bộ công tác ở các sở, ban ngành của tỉnh này phải đi học lại ĐH chính quy nếu muốn thăng quan tiến chức… Một tập đoàn viễn thông lớn ở Việt Nam cũng dựa vào yếu tố này để thăng tiến cho nhân viên.
Một số người lo “vàng thau lẫn lộn” khi không có sự phân biệt giữa 2 loại hình đào tạo này và hệ lụy là một số người lợi dụng bằng cấp để thăng tiến- điều này cũng dễ hiểu và dễ thông cảm.
Lại có một số người cho rằng, tấm bằng không quan trọng bằng năng lực và thực tế vì nhiều người “vừa học vừa làm” chỉ dùng tấm bằng cho “đúng quy trình”.
Nếu chỉ xét trên năng lực thực sự của một người để tuyển dụng, trả lương và có cơ hội thăng tiến thì chuyện bằng chính quy hay không chính quy sẽ không thành vấn đề.
Thiết nghĩ, nếu chất lượng giáo dục ĐH ở các hệ ngang ngửa nhau thì hẳn chuyện lo lắng trên là thừa. Vấn đề là những quy định, chế tài để nâng chất đào tạo để ĐH “không chính quy” khẳng định chất lượng.
CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin