Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trên thế giới. Vì thế, việc các phụ huynh muốn con mình sớm làm quen với tiếng Anh ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp tiếp cận và độ tuổi nào thích hợp cũng khiến không ít phụ huynh phải "đau đầu".
Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trên thế giới. Vì thế, việc các phụ huynh muốn con mình sớm làm quen với tiếng Anh ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp tiếp cận và độ tuổi nào thích hợp cũng khiến không ít phụ huynh phải “đau đầu”.
Buổi làm quen tiếng Anh của trẻ mầm non thật sôi động và vui vẻ. |
Đồng tình lẫn phản đối
Dạo quanh thành phố Vĩnh Long vào các buổi chiều trong tuần và cả sáng thứ bảy, chủ nhật, rất dễ bắt gặp hình ảnh các phụ huynh cho trẻ mẫu giáo đi học tại các trung tâm dạy tiếng Anh. Ai cũng mong muốn tạo tiền đề để sau này trẻ học tập tốt hơn, hòa nhập tốt hơn đối với ngôn ngữ quốc tế này.
Sau thời gian cho con đi học, phần lớn các phụ huynh đều có nhận xét rất tích cực. Chị Quách Thị Hồng Vân (Phường 5, TP Vĩnh Long) cho biết: “Bé Bin (5 tuổi) làm quen tiếng Anh ở trung tâm được khoảng 1 tháng rồi. Tôi thấy bé tự tin hơn, thích trao đổi với cô giáo và tham gia các hoạt động ở lớp. Cứ mỗi lần tới giờ đi học tiếng Anh là bé nhắc tôi”.
Đang đợi rước bé Gia Huy (4 tuổi) ở một trung tâm tiếng Anh, chị Trần Thị Thu Hà (Phường 1, TP Vĩnh Long) cho biết: Hiện nay, tiếng Anh rất cần thiết. Do đó ở thế hệ bé, tôi chắc tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thông dụng.
Thay vì thứ bảy, chủ nhật để bé ở nhà ngủ nướng, tôi cho bé làm quen tiếng Anh, chủ yếu là để bé phát triển kỹ năng nghe, nói, tô màu và hoạt động.
Bé rất thích học tiếng Anh, biểu hiện qua việc: tự thức dậy sớm, khóc khi không được đi học và hay hỏi về đồ vật trong nhà thì tiếng Anh nói làm sao? Sau khi làm quen được 2 tháng, bé nói được vài từ tiếng Anh đơn giản cũng như dạn dĩ hơn trong giao tiếp.
Nhưng trái với quan điểm tích cực, một số phụ huynh ngại cho con đi học tiếng Anh sớm vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển tiếng mẹ đẻ, không diễn đạt đúng ngữ pháp tiếng Việt, bị loạn ngôn ngữ và sợ nhồi nhét trẻ ở tuổi đáng ra chỉ chơi, ăn và ngủ.
Chị Lâm Tuyết Hương (xã Tân Hạnh, Long Hồ) lo lắng: Cách đây 2 năm, tôi đã cho con (hơn 4 tuổi) học tiếng Anh ở trung tâm. Nhưng được 3 tháng, thấy bé nói tiếng Việt và tiếng Anh lộn xộn, nói không hiểu cái gì hết.
Có lẽ do tôi cho bé tiếp xúc mặt chữ sớm nên khi dạy a, bờ, cờ (A, B, C trong bảng chữ cái tiếng Việt), thì bé chỉ đọc là “ây, bi, xi” theo kiểu tiếng Anh. Tôi sợ bé bị rối loạn ngôn ngữ nên cho nghỉ học tiếng Anh luôn”.
Còn chị Nguyễn Thị Bạch Yến (Phường 1, TP Vĩnh Long) cho rằng: “Nên để trẻ học rành tiếng Việt rồi mới đi học tiếng Anh vẫn chưa muộn, tôi sợ học tiếng Anh sớm bé sẽ không diễn đạt đúng ngữ pháp tiếng Việt. Do đó, cả 2 con gái của tôi đều đến lớp 2 mới đi học tiếng Anh”.
Trẻ làm quen với Tiếng Anh sớm được tiếp cận ngôn ngữ một cách tự nhiên. Trong ảnh: Lớp học tiếng Anh của trẻ mẫu giáo tại Trung tâm Ngoại ngữ Lotus. |
Học mà chơi, chơi mà học
Chúng tôi đặt câu hỏi trẻ em học tiếng Anh ở độ tuổi nào là tốt nhất và phương pháp dạy cho trẻ em độ tuổi mẫu giáo có khác biệt gì?- Bà Trần Quang Huy Hạnh- Trưởng Phòng Đào tạo, Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ (Nguyễn Huệ, Phường 2- TP Vĩnh Long) chia sẻ quan điểm: “Bé 3 tuổi là có thể làm quen với tiếng Anh thông qua ti vi, máy tính tại nhà, 4- 5 tuổi gia đình có thể đưa bé đến trung tâm là tốt nhất.
Ở tuổi này trẻ nói tiếng Việt rành, có thể tự lập và bắt chước ngôn ngữ thứ hai rất tốt. Ở cấp mầm non, giáo viên ở đây không dạy chữ mà chủ yếu là nghe, nói, hoạt động vui chơi.
Đến khoảng giữa năm lớp 1 (trẻ được 6,5- 7 tuổi), thời điểm này bé biết viết chữ tiếng Việt thì giáo viên mới dạy bé học chữ tiếng Anh”.
Sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh là mong muốn của phụ huynh và học sinh |
Ở TP Vĩnh Long có 31 trung tâm, cơ sở ngoại ngữ và tin học, trong đó có khoảng 6 trung tâm, cơ sở có dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non các tối thứ 2, 4, 6 hay tối 3, 5, 7; sáng thứ 7, chủ nhật với mức học phí từ 200.000- 500.000 đ/tháng. |
Đồng quan điểm với bà Hạnh, thầy Nguyễn Thanh Tòng- Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Lotus (Nguyễn Huệ, Phường 2- TP Vĩnh Long)- cho biết: “Ở TP Hồ Chí Minh có rất nhiều trung tâm tiếng Anh dạy trẻ mẫu giáo và hoạt động rất hiệu quả.
Ở tuổi này, trẻ như tờ giấy trắng và đây cũng là thời điểm tốt để bé tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù ở lứa tuổi này trẻ phát âm ngọng nghịu chưa tròn trịa nhưng khi lớn trẻ sẽ tự điều chỉnh lại. C
hương trình giảng dạy trẻ mẫu giáo ở đây không gò bó mà để tâm hồn trẻ bay bổng bằng những hoạt động vui chơi, nhìn hình ảnh trực quan sinh động để làm quen tiếng Anh”.
Thầy Tòng cho biết thêm: Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, bé được làm quen ở lứa tuổi mẫu giáo thì lên lớp 1 học tiếng Anh sẽ tốt hơn trẻ khác. Ngoài chương trình giảng dạy, tại đây còn phối hợp với gia đình dạy các kỹ năng đơn giản và cung cấp đĩa hoạt hình làm quen tiếng Anh khi các bé ở nhà”.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT, việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh được Vụ Giáo dục mầm non – Bộ GD-ĐT định hướng thực hiện, qua hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non trong những năm gần đây.
Với định hướng này, việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh sẽ được tổ chức ở những địa phương, đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên. Và để có cơ sở cho việc thực hiện, ngày 14-15/11 vừa qua, Vụ đã tổ chức hội thảo về vấn đề cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
Tại tỉnh Vĩnh Long, năm học 2016- 2017, Sở GD-ĐT đã triển khai thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở Trường Mầm non Sao Mai và Trường Mầm non Huỳnh Kim Phụng. Tuy nhiên, năm học 2017- 2018, đã ngừng việc triển khai do chưa đủ điều kiện về giáo viên.
Bà Trương Thanh Nhuận- Phó Giám đốc Sở GD-ĐT nhận định: Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phức tạp hơn nhiều so với trẻ em ở độ tuổi tiểu học, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên khi triển khai cần cẩn trọng, có bước thí điểm, đánh giá kết quả, hiệu quả.
Nếu trẻ được học, giao tiếp với giáo viên bản ngữ thì rất tốt cho phát âm, ngữ điệu. Về phương pháp, trẻ làm quen với tiếng Anh qua các hoạt động vui chơi, ca hát… “học mà chơi, chơi mà học” và qua các hoạt động này, trẻ sẽ lĩnh hội và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gò bó, áp lực.
Trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi là có thể làm quen với tiếng Anh nhưng phải đúng phương pháp và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý”.
Trong thời đại toàn cầu hóa, giỏi tiếng Anh không còn là lợi thế cạnh tranh mà đã trở thành một yêu cầu căn bản. Ngay từ khi còn nhỏ được làm quen tiếng Anh trong môi trường song ngữ, thì trẻ hoàn toàn có khả năng “thẩm thấu” và sử dụng tốt cả hai ngôn ngữ, đây sẽ là nền tảng lợi thế cho tương lai. Tuy nhiên việc cho trẻ làm quen với Tiếng Anh phải đúng phương pháp.
Theo Bà Trương Thanh Nhuận- Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết: Sắp tới, Sở sẽ tiếp tục cho thực hiện thí điểm làm quen với tiếng Anh trong các trường mầm non khi tìm được đơn vị đáp ứng yêu cầu về giáo viên và các yêu cầu của Sở. |
Bài, ảnh: TẤN TÂN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin