Đó là câu chuyện "khổ lắm" của những bậc làm cha mẹ, giáo viên khi nói đến con em, học trò của mình. Và câu cửa miệng quen thuộc mỗi khi nhắc đến chuyện học hành là những lời than về cái "sự học bù đầu bù cổ", học không có thời gian vui chơi, sáng tạo,…
Đó là câu chuyện “khổ lắm” của những bậc làm cha mẹ, giáo viên khi nói đến con em, học trò của mình. Và câu cửa miệng quen thuộc mỗi khi nhắc đến chuyện học hành là những lời than về cái “sự học bù đầu bù cổ”, học không có thời gian vui chơi, sáng tạo,…
Dẫu biết rằng cho con đi học nhiều quá “cũng tội nghiệp con, tội nghiệp cha mẹ”! Vì con thì đã học bán trú ở trường tiểu học suốt ngày, 18 giờ còn đi học thêm môn Toán, Tiếng Việt; cha mẹ thì có khi cả ngày dầm mưa dãi nắng ngoài công trường, chiều về rước con cho ăn cơm, tắm rửa xong lại tất tả cho đi học.
Nhưng “không cho đi học cũng không được” vì con khóc cho rằng “mấy bạn trong lớp đều học thêm”.
Ở khối THCS, nhiều trường đã bắt đầu tăng tiết, những học sinh lớp 9 một số trường phải đi học luôn ngày chủ nhật. Còn những ngày khác trong tuần, phải học sáng chiều. Có em tối còn tranh thủ đi học thêm!
Khối THPT thì khỏi phải bàn, chương trình học “giảm nhưng vẫn tải” khá nhiều. Học sáng, học chiều, học luôn cả tối là chuyện thường tình. Không có thời gian vui chơi đã đành, các em cũng không có thời gian thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe nói chi đến những phát minh, sáng kiến mới.
Đó là chưa kể những chi phí không hề nhỏ cho chuyện học hành của con “ám ảnh” cha mẹ. Nhiều lãnh đạo trường đúc rút rằng: “Học sinh vùng sâu bây giờ sáng tạo hơn vùng chợ, bởi vì các em ít học thêm nên có thời gian cho tư duy nhiều hơn”.
“Ngày xưa các em học một biết mười, bây giờ học mười biết có một hai thôi!”- một vị lãnh đạo cảm thán.
Chuyện dạy thêm, học thêm suy cho cùng cũng là hệ lụy của chương trình giảm tải mà “chỉ học trên lớp thì không sao hiểu hết được!”
CAO THỤY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin