So với các năm trước đây, việc xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 thí sinh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để tận dụng được những điều này, thí sinh cần hiểu rõ quy trình, cần "biết người biết ta" để lựa chọn ngành học, trường học thích hợp nhất.
So với các năm trước đây, việc xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 thí sinh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để tận dụng được những điều này, thí sinh cần hiểu rõ quy trình, cần “biết người biết ta” để lựa chọn ngành học, trường học thích hợp nhất.
Trong khi đó, các trường ĐH, CĐ sẽ có nhiều khó khăn hơn trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Thí sinh cần thận trọng khi điều chỉnh hoặc đăng ký nguyện vọng. |
Tận dụng cơ hội trúng tuyển
Phó GS.TS Hà Thanh Toàn- Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ- cho hay: Quy định đăng ký xét tuyển năm nay khác hơn so với năm 2016, theo hướng có lợi cho thí sinh. Đợt 1, thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi THPT quốc gia.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Theo thầy Toàn thì “nhiều em nộp hồ sơ vào trường với nhiều nguyện vọng ở nhiều ngành học khác nhau, cao nhất là ngành luật”.
Từ ngày 15- 21/7, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển theo quy định của từng trường ĐH, CĐ.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Cao Hùng Phi- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long- cho rằng: “Các em được đăng ký không giới hạn nguyện vọng và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả”.
Một điểm đáng lưu ý cho thí sinh sau khi có kết quả thi là lựa chọn khối thi và cân nhắc có nên thay đổi nguyện vọng, trường, ngành hay khối xét tuyển hay không.
Thầy Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Long Đặng Hoàng Dũng cho rằng: “Sau khi có điểm thi, các em phải so sánh điểm của mình với điểm chuẩn của ngành, trường đó những năm gần đây. Thêm vào đó là lựa chọn tổ hợp xét tuyển có điểm thi cao nhất để xét tuyển”.
Ngoài ra, thí sinh còn có cơ hội trúng tuyển bằng nhiều hình thức xét tuyển khác theo phương thức tuyển sinh riêng của trường. Phương thức tuyển thẳng học sinh giỏi, học sinh các trường THPT chuyên, học sinh giỏi quốc gia hoặc xét tuyển theo kết quả học tập…
Trường lo “thiếu và yếu”
Đó là nhận định của lãnh đạo các trường về nỗi lo thiếu thí sinh, hoặc sẽ tuyển sinh chất lượng không cao.
Lưu ý khi xét tuyển Thí sinh liệt kê ra những ngành, trường cùng các tổ hợp xét tuyển của ngành đó mà các em muốn chọn. Sau đó, tính xem tổ hợp nào điểm cao thì lấy điểm ngành đó để đăng ký. Các em cũng đừng quên tiêu chí phụ trong các tổ hợp như yêu cầu về ngoại ngữ, nhân đôi môn nào đó. |
Là trường có gần 100.000 nguyện vọng, đứng đầu cả nước nhưng Trường ĐH Cần Thơ vẫn lo thiếu thí sinh ở một số ngành.
Thầy Hà Thanh Toàn cho biết: “Thí sinh chủ yếu tập trung vào ngành luật, tỷ lệ chọi hơn 50 trong khi các ngành khác tỷ lệ chọi có vài em.
Đó là còn chưa kể con số thí sinh ảo là rất lớn, dù đã lọc ảo nhưng vẫn còn nhiều”. Nói về việc nhiều thí sinh điểm cao bị rớt ở nguyện vọng 1 nhưng điểm thấp hơn lại đậu ở nguyện vọng 2, thầy Hà Thanh Toàn cho rằng: “Việc đó là khó tránh khỏi, dù trường nào cũng muốn tuyển được những thí sinh chất lượng nhất”.
Thầy ví dụ như một ngành tuyển 200 chỉ tiêu và sau khi kết thúc đợt 1 xét tuyển trường đã công bố danh sách trúng tuyển 230 em, đã “trừ hao” thí sinh ảo nhưng khi làm thủ tục nhập học lại không đủ 200 sinh viên, trường đành tuyển đợt 2. Trong đợt 2, lại không có nhiều thí sinh điểm cao, vậy là các em điểm thấp, các em rớt ở nguyện vọng 1 lại trúng tuyển.
Trường ĐH sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long được nhiều thí sinh đăng ký ở nguyện vọng 1, 2. “Tuy nhiên, số thí sinh này lại tập trung ở một số ngành hot như công nghệ kỹ thuật ôtô”- PGS.TS Cao Hùng Phi cho biết.
Với các trường, ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển thì thí sinh nên ưu tiên chọn tổ hợp xét tuyển gồm các môn thi mà thí sinh đạt điểm cao hơn sẽ có ưu thế hơn.
Tuy nhiên, thí sinh cần phải lưu ý nguyên tắc xét tuyển của các trường. Trong đó, nhiều trường đặt quy tắc cùng ngành xét tuyển nhưng điểm chuẩn các tổ hợp khác nhau là khác nhau. Nhưng cũng có trường xác định một điểm chuẩn chung ở một ngành với tất cả các tổ hợp xét tuyển.
Các mốc thời gian sau khi có điểm thi 7/7: Các Sở GD- ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia cho thí sinh. 8- 17/7: Thí sinh nộp đơn phúc khảo kết quả thi. 14/7: Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Trước 15/7: Các trường công bố điểm chuẩn và nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Trước 17/7: Các Sở GD- ĐT gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh. 15- 21/7: Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng lần cuối. 1/8: Các trường ĐH công bố điểm xét tuyển đợt 1. 7/8: Thí sinh xác nhận nhập học. 13/8: Các trường xét tuyển bổ sung. |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin