Giáo viên "thấp thỏm" chuyện bỏ biên chế

02:06, 08/06/2017

Câu chuyện nóng của giáo dục gần đây không chỉ là chuyện thi THPT mà còn là câu chuyện về xóa bỏ biên chế giáo dục. Nghĩa là giáo viên ở các trường công lập sẽ từ viên chức sang hợp đồng. Hiệu trưởng sẽ được tăng quyền lực từ các khâu tuyển dụng đến sa thải.

Câu chuyện nóng của giáo dục gần đây không chỉ là chuyện thi THPT mà còn là câu chuyện về xóa bỏ biên chế giáo dục. Nghĩa là giáo viên ở các trường công lập sẽ từ viên chức sang hợp đồng. Hiệu trưởng sẽ được tăng quyền lực từ các khâu tuyển dụng đến sa thải.

Ở bậc ĐH, trưởng phó khoa và trưởng đơn vị có thể là công chức. Còn lại giảng viên, nhân viên tất cả đều là viên chức và làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn.

Ở trường phổ thông, hiệu trưởng là công chức, những giáo viên còn lại là viên chức. Giáo viên hợp đồng là người lao động.

Xét về quyền lợi khi chuyển từ viên chức sang người lao động không phải là thay đổi quá lớn. Tuy nhiên, những người trong cuộc nghĩ gì?

Nhiều giáo viên quen thân đã nhắn tin cho tôi với tâm trạng nặng như đang vác bao tải “không biết sẽ đi về đâu” hoặc “chắc hiệu trưởng thành vua của trường luôn”. Giáo viên có 2 nỗi lo lớn nhất là mất việc và sự lộng quyền của hiệu trưởng.

Khi hiệu trưởng có quyền như một chủ doanh nghiệp thì những lo lắng của giáo viên là có thể thông cảm. Bên cạnh đó, khi giáo viên được trả lương theo giờ thì họ có làm việc tận tâm không? Đó cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Thiết nghĩ, bỏ biên chế giáo viên có thể tạo ra những động lực cho sự phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, khi triển khai rất cần sự thận trọng, tính toán kỹ và có lộ trình, tránh gây ra những hiện tượng xã hội không đáng có.

CAO HUYỀN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh