Kỳ vọng vào sự đổi mới hiệu quả chính sách giáo dục

05:06, 29/06/2017

Các chính sách, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục (GD) của tỉnh cũng như của cả nước. Tuy nhiên, tại địa phương, qua thời gian đã bộc lộ những bất cập trước những đổi thay trong đời sống GD và cho thấy một số nhu cầu bức thiết khác.

Các chính sách, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục (GD) của tỉnh cũng như của cả nước. Tuy nhiên, tại địa phương, qua thời gian đã bộc lộ những bất cập trước những đổi thay trong đời sống GD và cho thấy một số nhu cầu bức thiết khác.

Trong thực hiện chính sách giáo dục, đặc biệt đối với giáo viên mầm non vẫn còn nhiều bất cập cần được thay đổi.
Trong thực hiện chính sách giáo dục, đặc biệt đối với giáo viên mầm non vẫn còn nhiều bất cập cần được thay đổi.

Kỳ 1: Còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp thực tiễn

Qua nhiều năm thực hiện chính sách, pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD, cho thấy có những quy định đến nay không còn phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi cần có điều chỉnh kịp thời.

Thiếu, thừa cục bộ giáo viên

Trường THCS thị trấn Cái Vồn (TX Bình Minh), chỉ có 2 giáo viên (GV) nhưng đảm nhiệm dạy môn Công nghệ cho 61 lớp học là quá tải, trường phải bổ sung GV môn Vật lý qua- đây là điển hình cho tình trạng thiếu thừa cục bộ GV đang đặt ra ở các trường.

Trước mắt, được giải quyết bằng cách linh hoạt điều động, luân chuyển công tác hoặc làm chủ nhiệm lớp.

Trường Mầm non Hoa Hồng (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình) còn thiếu 2 phó hiệu trưởng và 5 GV nên còn gặp khó để giải quyết công việc hành chính, chuyên môn.

Tuy có bằng ĐH nhưng 10 GV vẫn đang nhận lương trung cấp và CĐ; bởi từ cuối năm 2013 đến nay chưa có hướng dẫn thi hay xét thăng hạng cho viên chức sự nghiệp GD.

“Theo quy định, lớp học chỉ tối đa 35 trẻ, nhưng trên thực tế có đến 42 trẻ, buộc GV phải làm việc “hết công suất” nhưng không có chế độ bồi dưỡng cho GV.

Song, đến giờ trả trẻ, nếu phụ huynh không tới rước kịp thì GV buộc phải đợi”- cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kiều Tiên cho biết.

Huyện Tam Bình hiện vẫn còn thiếu 56 cán bộ, GV, trong đó bậc học mầm non thiếu 40 GV. Việc tuyển dụng được tổ chức 2 lần/năm nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.

“Nguyên nhân một phần do các trường đào tạo GV không tính toán, khảo sát số lượng. Năm 2016- 2017, tuy có chủ trương cho tuyển dụng quyết liệt, kêu gọi con em đi học ở xa về, bố trí phân công, giao việc nhưng sau đó lại... bỏ việc, do lương bổng thấp quá”- ông Lê Ngọc Đức- Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Bình nhận định.

“Nhìn chung, tiền lương đối với sinh viên mới ra trường còn thấp, nên người từ địa phương khác đến công tác thường không đủ để trang trải.

Cứ lai rai hàng năm có 1- 2 GV xin nghỉ việc với lý do tìm việc khác, do họ chưa an tâm với công việc. Hiện, đang tạm thời giải quyết tình trạng thiếu GV mầm non bằng cách hợp đồng lao động theo từng năm học”- ông Trần Tấn Hiện- Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tam Bình tiếp lời.

Theo ông Lê Văn Vững- Phó Phòng GD- ĐT huyện Vũng Liêm, hiện GV mầm non kiêm nhiệm rất nhiều, phải làm công tác phổ cập GD, công tác đoàn, chuyên môn...

Về cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn nhiều, một số trường không có văn phòng làm việc nên rất khó khăn trong giải quyết chuyên môn, hành chính.

Bên cạnh, vẫn chưa có cơ chế chính sách trợ cấp công bằng cho cán bộ quản lý GD đang công tác tại phòng, trong khi họ là những nhân tố tích cực, có uy tín, năng lực chuyên môn tốt, nhưng khi được điều động về phòng lại mất đi khoản thu nhập khá lớn, không được hưởng phụ cấp công vụ, kể cả phụ cấp thâm niên. Đây là vấn đề bất cập, gây khó khăn cho việc điều hành của phòng hiện nay.

Thầy Hiệu trưởng Lê Văn Thiểu- Trường Tiểu học thị trấn Vũng Liêm- cho biết thêm, thực hiện về chế độ phụ cấp thâm niên, các GV đứng lớp đều được hưởng, nhưng cán bộ làm công tác phục vụ công tác giảng dạy lại không được hưởng.

Về khen thưởng, có quy định tỷ lệ cá nhân công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở không quá 15%, không khuyến khích được sự cống hiến của cán bộ, GV.

Đối với GV tổng phụ trách Đội, lo đầu vào đã khó, đầu ra càng khó hơn vì khi hết tuổi cần phải có nguồn bổ sung, chưa nói khi đã quá tuổi thì không biết phân công làm cái gì?

Nếu đưa vào lớp dạy thì kỹ năng, nghiệp vụ ở đâu, chỉ có thể làm văn thư, thiết bị, thư viện mà như vậy thì sẽ bị mất phụ cấp.

Chính sách còn thiếu thống nhất

Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên còn thiếu tính thống nhất.
Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên còn thiếu tính thống nhất.

Theo ông Phạm Minh Hoàng- Phó Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm, một số chính sách được cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh chậm triển khai đến địa phương nên còn gặp khó.

Về phía địa phương, do không được hướng dẫn đồng bộ, thống nhất nên việc thực hiện chế độ ở các huyện- thị- thành khác nhau, dẫn đến thắc mắc, khiếu nại.

Bên cạnh, chế độ, chính sách dành cho GV trực tiếp dạy trẻ khuyết tật còn chậm thực hiện; đồng thời, chưa có cơ chế đảm bảo an toàn và chính sách ưu đãi cho GV mầm non trực tiếp dạy trẻ nhiễm HIV.

Ông Phạm Ngọc Ký- Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TX Bình Minh cho rằng: Việc ban hành thông tư hướng dẫn sau nghị định của Chính phủ khá lâu.

Còn văn bản quy định chế độ, chính sách chỉ áp dụng đối với nhà giáo và cán bộ quản lý GD là thiếu tính thống nhất vì công chức làm việc tại bộ phận hành chính và đào tạo nghề cũng là nhà giáo và cán bộ quản lý GD tại các cơ sở GD được điều động về công tác.

Hiện, trung tâm chưa có GV dạy nghề cũng như chuyên trách công tác thư viện, thiết bị nên phải phân công kiêm nhiệm công việc này.

Theo ông Huỳnh Thành Nghiệp- Giám đốc Trung tâm GDNN- GDTX huyện Tam Bình, do được sáp nhập từ 2 trung tâm nên cơ chế, chính sách, nhất là chế độ về lương, ưu đãi, phụ cấp, thâm niên cho cán bộ, GV thuộc bộ phận GDNN còn chưa phù hợp.

Trung tâm không có GV cơ hữu trong lĩnh vực GDNN, chủ yếu là hợp đồng thỉnh giảng, từ đó chưa có chế độ ưu đãi, chế độ đào tạo nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh, chính sách thu hút và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD chưa được quan tâm
đúng mức.

“Sau sáp nhập gặp nhiều khó khăn, do phải hoạt động ở 2 lĩnh vực khác nhau, chuyện hội họp cũng mất khá nhiều thời gian. Chế độ báo cáo, xét thi đua của 2 bộ phận vẫn còn khác biệt: GDNN thực hiện theo năm dương lịch, trong khi GDTX theo năm học...

Bộ phận dạy nghề chưa được hưởng phụ cấp nghề, thâm niên, do xét tuyển vào biên chế hưởng theo ngạch chuyên viên chứ không phải như GV. Hiện, rất cần bổ sung thêm GV dạy nghề và cần có chế độ ưu đãi và thâm niên cho nhà giáo và cán bộ quản lý GD thuộc bộ phận GDNN”- ông Huỳnh Thành Nghiệp đề nghị.

Toàn tỉnh thiếu 272 GV mầm non. Bậc phổ thông đang thừa thiếu cục bộ ở một số môn của cấp học. Cụ thể, bậc tiểu học: thừa 16, thiếu 30; THCS: thừa 31, thiếu 26; THPT: thừa 48, thiếu 15 GV, 5 viên chức thư viện.

(Còn tiếp)

Bài, ảnh: XUÂN TƯƠI

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh