Môn Địa lý là môn thi thuộc tổ hợp môn Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Đây là môn thi trắc nghiệm, do đó, để các em có thể làm bài tốt môn học này, cô Đặng Thị Phương Tâm- Giáo viên giỏi môn Địa lý (Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ đến các em bí quyết ôn tập và làm bài:
Môn Địa lý là môn thi thuộc tổ hợp môn Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Đây là môn thi trắc nghiệm, do đó, để các em có thể làm bài tốt môn học này, cô Đặng Thị Phương Tâm- Giáo viên giỏi môn Địa lý (Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ đến các em bí quyết ôn tập và làm bài:
Cô Đặng Thị Phương Tâm trong giờ lên lớp. |
Để đạt được kết quả cao, các em cần chú ý: Ôn tập đầy đủ các kiến thức trong chương trình Địa lý 12 theo hướng dẫn giảm tải.
Vì hình thức thi trắc nghiệm nên kiến thức có phần dàn trải hơn tự luận. Do đó các em không được học tủ. Chỉ cần đảm bảo nội dung trong chuẩn kiến thức, kỹ năng, không cần mở rộng ngoài chuẩn.
Đồng thời phải học bài kèm theo sử dụng Atlat, có sử dụng Atlat thành thạo thì sẽ hỗ trợ cho phần kiến thức và cả những câu hỏi đọc Atlat.
Trong khi đó, về cấu trúc đề thi, các em cần nắm rõ để có thể phân bố thời gian làm bài, tìm điểm tối đa ở các phần.
Theo cô Đặng Thị Phương Tâm, phần lý thuyết chiếm 75% tổng số điểm, gồm có: Địa lý tự nhiên: 7 câu; Địa lý dân cư: 3 câu; Địa lý các ngành kinh tế: 10 câu; Địa lý các vùng kinh tế: 10 câu.
Ở phần thực hành sẽ chiếm 25% tổng số điểm còn lại, gồm có: Đọc Atlat Địa lý Việt Nam: 5 câu; Làm việc với bảng số liệu: 3 câu; Làm việc với biểu đồ: 2 câu.
Cô Đặng Thị Phương Tâm khuyên: Các em nên tận dụng thời gian còn lại trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017, phải rèn luyện, làm nhiều đề thi thử để làm quen với các dạng câu hỏi, nhớ lại những kiến thức đã ôn, tạo nên sự thuần thục trong lựa chọn phương án đúng.
“Khi làm bài thi phải theo thứ tự từ đầu đến cuối, vì thường các câu đầu là các câu dễ ở mức độ nhận biết. Khi gặp các câu nào khó thì nên bỏ qua, làm câu hỏi khác.
Vì thời gian làm bài có hạn (1 câu trung bình là 1 phút 15 giây), nếu làm xong rồi mà còn thời gian sẽ quay lại làm. Nếu không tìm được đáp án thì cứ chọn đại chứ không nên bỏ trống”- cô nhắn nhủ.
Cũng theo cô Đặng Thị Phương Tâm, để làm được trọn điểm tối đa, nhất là hoàn thành đúng các câu không biết chắc đáp án thì cần đọc kỹ câu dẫn rồi loại trừ dần các phương án sai.
Phải nắm chắc các cách tính tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng, số lần tăng, mật độ dân số, bình quân lương thực trên đầu người, năng suất…
Đồng thời, phải nắm chắc kỹ năng về biểu đồ (nội dung thể hiện, cách vẽ, nhận xét biểu đồ). Đặc biệt, khi đi thi nhớ mang theo Atlat Địa Lý Việt Nam, máy tính, viết chì đen đậm, cục tẩy.
Bài, ảnh: KHÁNH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin