Hãy là người học thông minh!

05:02, 23/02/2017

Với những điều kiện thuận lợi trong xét tuyển và những dự báo nguồn nhân lực "cung" có thể vượt "cầu" ở một số ngành nghề. Người học phải sáng suốt lựa chọn hướng đi vừa phù hợp với mình vừa hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Với những điều kiện thuận lợi trong xét tuyển và những dự báo nguồn nhân lực “cung” có thể vượt “cầu” ở một số ngành nghề. Người học phải sáng suốt lựa chọn hướng đi vừa phù hợp với mình vừa hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn đúng ngành nghề.
Tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn đúng ngành nghề.

Chọn ngành “thông minh”

Chuyện cử nhân thất nghiệp là áp lực không nhỏ cho học sinh lớp 12 khi bắt đầu chọn ngành nghề cho mình. Vậy chọn ngành gì phù hợp với bản thân và để 4 năm sau ra trường phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Theo TS. Lê Thị Thanh Mai- Trưởng Ban Công tác học sinh sinh viên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2020 thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp.

Trong đó, nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 41,6-42,6%; nhóm ngành dịch vụ từ 56,4-57,4%; nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp từ 0,94-0,95%.

Xu hướng chọn ngành học của bậc ĐH, chuyển dịch sang các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong những năm gần đây. Điều này dẫn đến thách thức của số sinh viên tốt nghiệp các ngành học thuộc ngành dịch vụ.

Đặc biệt, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong khi đó, tỷ lệ chọn các ngành công nghiệp- xây dựng của học sinh thấp hơn so với quy hoạch và có xu thế giảm.

Bà Lê Thị Thanh Mai cho rằng: “Như vậy, tổng thể chung trong cả nước, “cung” vượt “cầu” ở các ngành dịch vụ, ngành nông- lâm- ngư nghiệp; tình trạng ngược lại đối với các ngành công nghiệp- xây dựng”.

Bên cạnh xem quy hoạch để chọn ngành, học sinh cần tìm hiểu các ngành mới, ngành phù hợp với mình. Các ngành mới đáng lưu ý trong năm 2017 như: khí tượng thủy văn, công nghệ kỹ thuật nhiệt, đô thị học, điều khiển tàu biển, tiếp viên
hàng không,…

Trong các buổi tư vấn tuyển sinh, không ít học sinh chưa hiểu rõ về ngành nghề và công việc mình sẽ làm trong tương lai.

Ông Phan Bửu Toàn- Phó hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn trả lời học sinh chọn ngành quản trị du lịch lữ hành. Theo học sinh đặt câu hỏi thì em học quản trị để “quản lý tour”, để “điều hành” chứ không phải dẫn đoàn làm hướng dẫn viên.

Ông Toàn cho rằng bất cứ một công việc gì cũng cần được đi từ thấp đến cao, các em phải làm từ cái đơn giản mới tiến dần lên phức tạp hơn. Người quản lý lữ hành là người có nhiều kinh nghiệm và đã từng trải qua các vị trí. Học sinh cần nhìn nhận đúng về bản chất của ngành nghề mình theo học.

Xét tuyển theo cách nào?

Trong khi các trường có những phương án tuyển sinh riêng thì thí sinh thường chỉ chăm chú vào phương án xét tuyển bằng điểm thi. Có nhiều con đường khác nhau vào ĐH, CĐ và các em phải phân tích để hiểu rõ thế mạnh của mình và chọn ra phương án tối ưu nhất.

Điều kiện chung để nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh là các thí sinh tốt nghiệp THPT; có trung bình cộng các điểm trung bình 3 năm học các lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên đối với xét tuyển trình độ ĐH; và từ 6,0 trở lên đối với xét tuyển trình độ CĐ.

ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh dự kiến dành 5% tổng chỉ tiêu để tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD- ĐT.

Và dự kiến dành 15- 20% tổng chỉ tiêu để ưu tiên xét tuyển học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất năm 2015, 2016 nếu đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 3 năm học THPT hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Trường ĐH Cửu Long sẽ tuyển sinh trên 2 cách chính là điểm thi THPT quốc gia và xét điểm trung bình học tập. TS. Nguyễn Thanh Dũng- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long nói:

Cụ thể xét học bạ 3 cách: xét điểm trung bình chung của 5 học kỳ, gồm năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12; dựa trên điểm trung bình cả 3 năm học; điểm trung bình lớp 12.

Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long có 3 phương án xét tuyển: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT, xét tuyển thẳng.

Đối với phương thức xét học bạ, thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, điểm trung bình cộng các năm học bậc THPT đạt 6,0 trở lên và hạnh kiểm đạt loại khá trở lên.

Ths. Nguyễn Thanh Tùng- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long cho biết: “Đặc biệt, trường còn xét tuyển thẳng, ưu tiên tuyển thẳng vào hệ ĐH sư phạm kỹ thuật (miễn 100% học phí) theo các quy định hiện hành của Bộ GD- ĐT.

Đối tượng là học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017, học lực cả năm lớp 12 đạt loại giỏi. Riêng đối với học sinh các trường THPT chuyên đạt loại khá trở lên, hạnh kiểm khá”.

Là người học thông minh, thí sinh cần chọn ngành nghề đúng với sở thích năng lực và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, phụ huynh và thí sinh cần tìm hiểu kỹ các phương án tuyển sinh của từng trường, điểm chuẩn của trường các năm trước,… để có sự lựa chọn thích hợp nhất, ưu thế nhất.

TS. Lê Thị Thanh Mai- Trưởng Ban Công tác học sinh sinh viên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Trước những biến động về thông tin, bùng nổ về các ngành học mới..., giải pháp tốt nhất chính là “người học thông minh”, đó là chủ động với bản thân. Bên cạnh việc xác định đúng ngành học, bậc học thì người học phải biết tự trang bị kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân trên nền tảng các kiến thức, kỹ năng được học tại các nhà trường.

Bài, ảnh: CAO HUYỀN

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh