Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, chiều mai (28/9), Bộ sẽ tổ chức họp báo công bố phương thức thi THPT quốc gia năm 2017.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, chiều mai (28/9), Bộ sẽ tổ chức họp báo công bố phương thức thi THPT quốc gia năm 2017.
Trước đó, ngày 8/9, Bộ GD&ĐT đã công bố toàn văn dự thảo phương thức tổ chức thi THPT năm 2017 với nhiều thay đổi so với năm 2016.
Cụ thể, tại kỳ thi THPT năm 2017, thí sinh sẽ có 5 bài thi, gồm môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học Tự nhiên và bài thi Khoa học Xã hội.
Trong đó, trừ môn Ngữ văn thi tự luận, các bài thi còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm, được chấm bằng phần mềm máy tính.
Bài thi Khoa học Tự nhiên sẽ có 60 câu hỏi trắc nghiệm, là tổ hợp gồm ba môn Lý, Hóa, Sinh, mỗi môn 20 câu.
Bài thi Khoa học Xã hội gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm, là tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, mỗi môn 20 câu.
Để thuận lợi cho việc dùng điểm thi vào việc xét tuyển đại học, Bộ dự kiến, với các bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, bên cạnh điểm của cả bài thi, sẽ có điểm riêng của từng môn thành phần.
Môn Toán gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm. Môn Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm.
Thời gian làm bài thi tổ hợp: Môn Toán là 90 phút, môn Ngữ văn 120 phút, môn Ngoại ngữ 60 phút. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh hệ giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.
Như vậy, năm 2017, các em sẽ phải thi 6 môn thay vì 4 môn như năm 2016.
Một điểm khác nữa với năm 2016 là tất cả các cụm thi sẽ đều do các Sở GD&ĐT chủ trì, không còn hình thức cụm thi do các trường đại học chủ trì. Các trường đại học sẽ chỉ đóng vai trò giám sát trong quá trình thi.
Trước dự thảo này, dư luận có nhiều băn khoăn.
Thứ nhất, việc chuyển từ 4 môn thi tốt nghiệp lên 6 môn; chuyển từ thi tự luận sang trắc nghiệm ở nhiều môn như Toán, Lịch sử, Địa lý sẽ gây khó cho học sinh và giáo viên khi chỉ còn 8 tháng nữa là đến kỳ thi.
Thứ 2 là những tranh cãi xung quanh việc nên hay không nên thi trắc nghiệm môn Toán. Hội Toán học Việt Nam cũng đã có ý kiến xin hoãn việc thi trắc nghiệm môn Toán gửi đến Bộ GD&ĐT.
Thứ 3, nhiều chuyên gia cho rằng, việc chỉ dùng 20 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài 30 phút ở các bài thi tổ hợp sẽ không đủ để đánh giá năng lực học sinh.
Thứ 4, dự thảo phương án thi của Bộ là nhân rộng từ mô hình thi đánh giá năng lực đã được thực hiện 2 năm qua tại Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khi đó, chưa có bất kỳ nghiên cứu, tổng kết nào về kỳ thi này.
Thứ 5 là nhiều trường đại học tỏ ra lo ngại về tính khách quan, công bằng của kết quả thi khi giao kỳ thi cho các Sở GD&ĐT tạo chủ trì.
Sau thời gian lắng nghe ý kiến đóng góp, phương thức thi chính thức sẽ được Bộ chốt và công bố vào ngày mai (28/9).
Chinhphu.vn) - Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, chiều mai (28/9), Bộ sẽ tổ chức họp báo công bố phương thức thi THPT quốc gia năm 2017.
Trước đó, ngày 8/9, Bộ GD&ĐT đã công bố toàn văn dự thảo phương thức tổ chức thi THPT năm 2017 với nhiều thay đổi so với năm 2016.
Cụ thể, tại kỳ thi THPT năm 2017, thí sinh sẽ có 5 bài thi, gồm môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học Tự nhiên và bài thi Khoa học Xã hội.
Trong đó, trừ môn Ngữ văn thi tự luận, các bài thi còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm, được chấm bằng phần mềm máy tính.
Bài thi Khoa học Tự nhiên sẽ có 60 câu hỏi trắc nghiệm, là tổ hợp gồm ba môn Lý, Hóa, Sinh, mỗi môn 20 câu.
Bài thi Khoa học Xã hội gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm, là tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, mỗi môn 20 câu.
Để thuận lợi cho việc dùng điểm thi vào việc xét tuyển đại học, Bộ dự kiến, với các bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, bên cạnh điểm của cả bài thi, sẽ có điểm riêng của từng môn thành phần.
Môn Toán gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm. Môn Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm.
Thời gian làm bài thi tổ hợp: Môn Toán là 90 phút, môn Ngữ văn 120 phút, môn Ngoại ngữ 60 phút. Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh hệ giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.
Như vậy, năm 2017, các em sẽ phải thi 6 môn thay vì 4 môn như năm 2016.
Một điểm khác nữa với năm 2016 là tất cả các cụm thi sẽ đều do các Sở GD&ĐT chủ trì, không còn hình thức cụm thi do các trường đại học chủ trì. Các trường đại học sẽ chỉ đóng vai trò giám sát trong quá trình thi.
Trước dự thảo này, dư luận có nhiều băn khoăn.
Thứ nhất, việc chuyển từ 4 môn thi tốt nghiệp lên 6 môn; chuyển từ thi tự luận sang trắc nghiệm ở nhiều môn như Toán, Lịch sử, Địa lý sẽ gây khó cho học sinh và giáo viên khi chỉ còn 8 tháng nữa là đến kỳ thi.
Thứ 2 là những tranh cãi xung quanh việc nên hay không nên thi trắc nghiệm môn Toán. Hội Toán học Việt Nam cũng đã có ý kiến xin hoãn việc thi trắc nghiệm môn Toán gửi đến Bộ GD&ĐT.
Thứ 3, nhiều chuyên gia cho rằng, việc chỉ dùng 20 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài 30 phút ở các bài thi tổ hợp sẽ không đủ để đánh giá năng lực học sinh.
Thứ 4, dự thảo phương án thi của Bộ là nhân rộng từ mô hình thi đánh giá năng lực đã được thực hiện 2 năm qua tại Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khi đó, chưa có bất kỳ nghiên cứu, tổng kết nào về kỳ thi này.
Thứ 5 là nhiều trường đại học tỏ ra lo ngại về tính khách quan, công bằng của kết quả thi khi giao kỳ thi cho các Sở GD&ĐT tạo chủ trì.
Sau thời gian lắng nghe ý kiến đóng góp, phương thức thi chính thức sẽ được Bộ chốt và công bố vào ngày mai (28/9).
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin