Phương pháp "Bàn tay nặn bột" phát huy hiệu quả

03:07, 13/07/2016

Phương pháp "Bàn tay nặn bột" được Sở GD- ĐT triển khai thí điểm tại các trường tiểu học từ năm học 2012- 2013, kể cả các trường tiểu học tham gia chương trình SEQAP.

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được Sở GD- ĐT triển khai thí điểm tại các trường tiểu học từ năm học 2012- 2013, kể cả các trường tiểu học tham gia chương trình SEQAP.

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được triển khai ở trường tiểu học giúp các em phát triển nhiều kỹ năng (ảnh minh họa).
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được triển khai ở trường tiểu học giúp các em phát triển nhiều kỹ năng (ảnh minh họa).

Đến nay, phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã phát triển cho học sinh nhiều kỹ năng như: Diễn đạt, hợp tác, tư duy sáng tạo, giúp học sinh nhanh nhẹn, tự tin, có cơ hội bộc lộ, thể hiện mình trước mọi người…

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên sự đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong trường tiểu học.

Việc tổ chức thực hiện phương pháp đòi hỏi mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, giáo viên cần thiết có sự đầu tư nghiên cứu, năng động, sáng tạo cũng như có thái độ và kỹ năng hợp tác trong quá trình thực hiện.

“Bàn tay nặn bột” được khởi xướng bởi giáo sư Georges Charpak (đạt giải Nobel Vật lý năm 1992).

Đây là phương pháp dạy học khoa học dựa trên sự tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho các môn khoa học tự nhiên. Với phương pháp này, học sinh có thể đặt câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng rồi đưa ra kết luận.

Tin, ảnh: KHÁNH DUY

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh