Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ phục vụ 2 mục đích. Do đó, các trường THPT trong tỉnh Vĩnh Long đang ôn tập cho học sinh (HS) cũng dựa trên 2 mục tiêu trên: thi tốt nghiệp và thi cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH).
[links(left)]
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ phục vụ 2 mục đích. Do đó, các trường THPT trong tỉnh Vĩnh Long đang ôn tập cho học sinh (HS) cũng dựa trên 2 mục tiêu trên: thi tốt nghiệp và thi cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH).
Giờ ôn tập bằng cách chia nhóm của HS Trường THPT Vĩnh Long. |
Xét tốt nghiệp: chủ động ngay từ đầu
Ngay từ đầu năm học mới 2014- 2015, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có những bước chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. HS chủ động học đều các môn, điểm trung bình năm học cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét tốt nghiệp.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Bá Tường- Trường THPT Lưu Văn Liệt cho rằng: HS khá giỏi có khả năng tự học cao và chúng tôi cũng khuyến khích điều đó cho nên chúng tôi dành nhiều thời gian cho các em tự phát huy. |
Thầy Hiệu trưởng Đặng Hoàng Dũng- Trường THPT Vĩnh Long cho rằng: Điểm trung bình cả năm học 12 là rất quan trọng và các em không thể lơ là. Do đó, ngay từ đầu năm chúng tôi đã định hướng cho các em hiểu được vấn đề này. Các em đều phấn đấu để có kết quả học tập tốt nhất. Trong hơn 500 HS của Trường THPT Vĩnh Long thì có khoảng 75% HS có điểm trung bình chung 7,0 trở lên. Tuy nhiên, trường vẫn còn khoảng 8% HS nằm trong diện nguy cơ rớt cao.
Trường THPT Vĩnh Long ôn thi cho HS theo hướng phân hóa theo môn: 3 môn Toán, Văn và Tiếng Anh ôn chung, mỗi môn 5 tiết/ tuần. Các môn còn lại thì ôn theo sự đăng ký của các em. Riêng đối với HS diện “nguy cơ”, giáo viên bộ môn có nhiệm vụ phụ đạo cho các em vào buổi chiều.
Trong khi đó, Trường TH Cấp II- III Phú Quới (Long Hồ) chia HS theo những lớp khác nhau theo học lực: lớp khá thi ĐH, lớp chỉ thi tốt nghiệp THPT. Theo thầy Hiệu trưởng Lê Thành Hiếu: “HS của trường học cả buổi sáng và chiều từ thứ 2 đến thứ 7. Khi có giờ thì các em vào ôn”. Thầy Hiếu còn giải thích thêm việc dành nhiều thời gian ôn tập ở trường: Đối với HS khá giỏi, các em có thể tự ôn ở nhà,… nhưng với HS trung bình khả năng tự học của các em rất yếu, chất lượng không cao. Do đó, giáo viên chúng tôi đã chủ động ôn tập cho các em. Trường TH Cấp II- III Phú Quới cũng có 16 HS có nguy cơ rớt cao được chăm sóc đặc biệt.
Vững căn bản và nâng cao
Không dành quá nhiều thời gian để HS ôn thi ở trường là cách mà Trường THPT Lưu Văn Liệt (Vĩnh Long) đang làm. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Bá Tường- Trường THPT Lưu Văn Liệt (Vĩnh Long) cho biết: “Trường chỉ tập trung ôn thi cho các em vào buổi sáng gồm 3 môn bắt buộc và những môn mà các em tự chọn. Buổi chiều là ôn tập nâng cao nhưng HS nào muốn học thì đăng ký”. Thầy cho rằng HS ở thành phố có nhiều hướng học hơn nên trường cho các em chủ động chọn lựa. Trong quá trình ôn thi, giáo viên chủ động hướng dẫn HS làm bài từ dễ đến khó và không được bỏ sót câu nào.
Thầy Hiệu trưởng Đặng Hoàng Dũng- Trường THPT Vĩnh Long: Bộ GD- ĐT cho rằng đề thi minh họa theo hướng 60% cho HS thi THPT và 40% cho HS thi vào ĐH, CĐ nhưng theo chúng tôi thấy thì có thể ngược lại, nghĩa là đề minh họa hơi khó và nặng so với HS phổ thông. Một HS trung bình có thể chỉ làm được 3- 4 điểm. |
Hầu hết những giáo viên làm công tác ôn thi đều cho rằng vững kiến thức nền là vô cùng quan trọng. Kiến thức căn bản như nền tảng một ngôi nhà, nền móng vững chắc thì xây nhà mới kiên cố được. Đối với HS trung bình các em phải nắm được ít nhất phần này. Thầy Lê Thành Hiếu cho hay: các giáo viên tổ trưởng bộ môn cho rằng đề minh họa khó cho HS trung bình. Ví dụ như đề Hóa thì khó hơn đề thi tốt nghiệp năm trước rất nhiều lần. Do đó, trong 10 tuần ôn tập này trường sẽ tập trung ôn lại những kiến thức căn bản cho HS, đối với lớp khá thì nâng cao hơn để các em tìm cơ hội vào ĐH, CĐ.
Tùy theo từng môn, mà việc ôn nâng cao cho HS có yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều phải lướt qua kiến thức các lớp 10,11 và nhiệm vụ của giáo viên là ôn lại phần nền này cho các em. Thầy Phó hiệu trưởng Trần Hữu Phúc- Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Tam Bình), dạy môn Ngữ văn thoáng lo lắng: “Đề thi môn Văn không khó với ĐH nhưng với HS lấy điểm tốt nghiệp thì lại không dễ dàng. Có nhiều điểm mới và nhiều chỗ trong đáp án quá khắt khe so với chương trình, trình độ thói quen học Văn của HS hiện nay”. Tổ Tiếng Anh của Trường THPT Vĩnh Long tổ chức ôn tập chia làm 3 giai đoạn: 3 tuần đầu là trắc nghiệm và viết đoạn văn; 4 tuần sau viết câu hoàn chỉnh nghĩa, ôn lại học kỳ I và trắc nghiệm; 3 tuần cuối nâng cao cho HS thi ĐH, CĐ.
Dù tổ chức ôn thi theo hướng nào thì các trường đều dựa trên nền kiến thức chuẩn của Bộ GD- ĐT quy định. Việc cần kíp hiện này là cố gắng hết mình để đạt kết quả cao nhất.
Giáo viên dạy Tiếng Anh Nguyễn Tấn Đạt- Trường THPT Vĩnh Long cho rằng: Môn Tiếng Anh đòi hỏi HS phải có kiến thức nền, có vốn từ vựng căn bản mới có thể làm tốt được. Các em cũng nên chú ý đọc kỹ đề vì có nhiều câu hỏi đánh đố HS, câu hỏi mẹo,… |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin