Ngày 5/1/2000, Trường Đại học (ĐH) Cửu Long được thành lập, xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của khu vực ĐBSCL. Đây là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên ở khu vực này. Nói như Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đặng Thị Ngọc Thịnh: Trong quá trình hình thành phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã dần khẳng định được vị thế của mình trong cộng đồng các trường ĐH cả nước với số
Ngày 5/1/2000, Trường Đại học (ĐH) Cửu Long được thành lập, xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của khu vực ĐBSCL. Đây là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên ở khu vực này. Nói như Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đặng Thị Ngọc Thịnh: Trong quá trình hình thành phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã dần khẳng định được vị thế của mình trong cộng đồng các trường ĐH cả nước với số lượng sinh viên ngày càng tăng, chất lượng được cải thiện, đảm bảo quy định của Bộ GD- ĐT và được sự công nhận của xã hội.
Trường ĐH Cửu Long quyết tâm lấy chất lượng giáo dục khẳng định thương hiệu. Ảnh: VINH HIỂN
An cư lập nghiệp
Trường ĐH Cửu Long là trường ĐH đầu tiên ở Vĩnh Long, một tỉnh đất hẹp người đông, quỹ đất trên đầu người thấp nhất vùng châu thổ. Tuy vậy, tỉnh đã chấp nhận cho trường đặt trụ sở trên địa bàn và cấp cho trường 23ha đất. GS. Nguyễn Công Bình- Ủy viên Hội đồng sáng lập cho rằng: “Được giao một quỹ đất quý hơn vàng từ tay người ân nhân Vĩnh Long, chúng tôi dồn sức xây dựng trường sở, lập phòng thí nghiệm, mua sắm trang thiết bị, dựng nên cơ ngơi mới của mình”.
Ngôi trường được hoành tráng hơn, hiện đại hơn trong 15 năm qua. Ngoài 2,9ha diện tích sàn đã được xây dựng từ trước, mới đây một trung tâm hành chính 5 tầng, cao 26m, vốn đầu tư xây dựng trên 60 tỷ đồng sắp đưa vào sử dụng.
15 năm nhìn lại, Trường ĐH Cửu Long đã có những bước tiến đều các mặt tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, xây dựng chương trình và hợp tác đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và quan hệ hợp tác quốc tế. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu cũng đông hơn về số và mạnh hơn về chất.
Đến nay, đã có tổng số 856 giảng viên gấp đôi năm đầu tiên. Trong đó, có 8 giáo sư, 51 phó giáo sư, 176 tiến sĩ, 484 thạc sĩ. Trong đó, có 260 cán bộ, giảng viên cơ hữu. Hiện, trường có 28 chuyên ngành đào tạo, gấp đôi năm đầu thành lập.
Về chi bộ, sau hơn 1 năm thành lập, chi bộ đầu tiên của trường ra đời với 3 đảng viên đến nay có 76 đảng viên đang sinh hoạt. Trong 15 năm qua, Trường ĐH Cửu Long đã giới thiệu gần 2.000 lượt đoàn viên, hội viên ưu tú học lớp cảm tình Đảng và giới thiệu 70 sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
hông ngừng nâng chất lượng đào tạo
Qua 15 năm, Trường ĐH Cửu Long đã cung ứng cho thị trường khoa học công nghệ 16.000 kỹ sư, cử nhân chính quy. Trong đó, có hơn 4.500 cử nhân, kỹ sư quê Vĩnh Long. Ths. Nguyễn Cao Đạt- Phó Hiệu trưởng trường cho biết: “Trường quyết tâm xây dựng thương hiệu trong hiện tại và tương lai. Công tác quản lý đào tạo được đưa lên hàng đầu”. Theo kết quả khảo sát gần đây của trường có khoảng 80% sinh viên sau 3 tháng ra trường có việc làm.
15 năm qua, Trường ĐH Cửu Long đã cung ứng cho thị trường khoa học công nghệ 16.000 kỹ sư, cử nhân chính quy. Ảnh: CAO HUYỀN
Năm học 2013- 2014, trường được Bộ GD- ĐT cấp phép cho mở 2 mã ngành cao học: quản trị kinh doanh và kỹ thuật công trình xây dựng. Đây là một bước tiến mới trong công tác đào tạo của trường.
Th.s Nguyễn Thanh Dũng- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho rằng: “Để đảm bảo chất lượng đào tạo, ngoài các yếu tố như đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, nội dung đào tạo,… việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là những yếu tố rất quan trọng”. T
hời gian qua, Trường ĐH Cửu Long đã thực hiện những chương trình liên kết đào tạo với nhiều trường ĐH nước ngoài như: Liên kết Trường ĐH Thomas (Hoa Kỳ) cấp bằng cử nhân quản trị kinh doanh; cùng Trường ĐH Northwestern Polytechnic University (Hoa Kỳ) đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh; tiếp nhận 2 trợ giảng tiếng Anh theo chương trình Fulbright; Trường ĐH Tokuyama (Nhật Bản) mở một lớp tiếng Nhật dành cho giảng viên, sinh viên của trường.
Ths. Nguyễn Thanh Dũng- Phó Hiệu trưởng trường cho biết: Dự kiến tháng 1/2015, Trường ĐH Cửu Long sẽ cử cán bộ và sinh viên tham quan môi trường dạy và học cũng như giao lưu với sinh viên của Trường ĐH Tokuyama. Trong thời gian qua, Trường ĐH Cửu Long còn cử 5 giảng viên đi học sau ĐH ở nước ngoài (Thái Lan, Đài Loan, Đan Mạch và Ý).
Hiểu được việc tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, Ban Giám hiệu luôn chú trọng tuyển dụng giáo viên trẻ, giỏi có đạo đức tốt.
Hàng năm, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị trường tuyển từ 30- 50 sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH làm giảng viên cơ hữu. Các giáo viên được cử đi học và tài trợ học phí. Ngoài ra, hàng năm, nhà trường mời các thầy cô có học vị cao, có kinh nghiệm bồi dưỡng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Đến nay, trường đã có số lượng giảng viên đạt chuẩn (từ thạc sĩ trở lên) là 63%.
Trong tập san hội thảo 15 năm ĐH Cửu Long hình thành và phát triển, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị trường cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung hơn nữa cho việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; đổi mới mọi mặt hoạt động của nhà trường để đáp ứng nhu cầu xã hội để hội nhập và phát triển; đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ; tiếp tục thực hiện sáng tạo, hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong đảng bộ, trong tập thể nhà trường. |
CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin