Theo Sở GD- ĐT Vĩnh Long, hiện nay, đối với giáo viên bậc mầm non, tiểu học, THCS đã phân bổ chỉ tiêu cho trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long đào tạo theo nhu cầu của ngành, nếu bố trí sử dụng số sinh viên này thì sẽ không thừa. Tuy nhiên, số sinh viên được đào tạo, tốt nghiệp ở các trường CĐ, ĐH sư phạm khác tham gia dự tuyển tại sở quá nhiều, vượt quá nhu cầu của ngành.
Theo Sở GD- ĐT Vĩnh Long, hiện nay, đối với giáo viên bậc mầm non, tiểu học, THCS đã phân bổ chỉ tiêu cho trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long đào tạo theo nhu cầu của ngành, nếu bố trí sử dụng số sinh viên này thì sẽ không thừa. Tuy nhiên, số sinh viên được đào tạo, tốt nghiệp ở các trường CĐ, ĐH sư phạm khác tham gia dự tuyển tại sở quá nhiều, vượt quá nhu cầu của ngành.
Nhu cầu giáo viên ở các bậc học, nhất là bậc THPT ngày càng ít trong những năm gần đây (ảnh: Thí sinh vào phòng thi ở một trường ĐH- ảnh minh họa).
Riêng ở bậc THPT, nhu cầu giáo viên là rất ít nên sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm ra trường không có việc làm còn nhiều. Cụ thể, từ năm 2012 đến năm 2014, nhu cầu tuyển dụng ngày càng ít so với hồ sơ dự tuyển.
Thể hiện như sau: Năm 2012, số hồ sơ đăng ký dự tuyển là 210, số sinh viên được phân công là 47; năm 2013, số hồ sơ là 170, chỉ có 45 sinh viên được phân công; năm 2014, có 210 hồ sơ dự tuyển thì chỉ có 32 sinh viên được phân công…
Theo Sở GD- ĐT, trước đây, ngành giáo dục và đào tạo thông báo tuyển đối tượng sinh viên tốt nghiệp sư phạm có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Long. Năm 2014, tuyển không phân biệt hộ khẩu thường trú. Đây cũng là lý do số lượng đăng ký dự tuyển nhiều trong khi nhu cầu ít…
Đó là tình trạng không chỉ của riêng tỉnh Vĩnh Long mà còn nhiều tỉnh, thành trong vùng, nhất là đối với giáo viên THPT. Từ đó, nhiều sinh viên không có việc làm, hoặc làm không đúng ngành, nghề đã đào tạo…
Tin, ảnh: KHÁNH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin