Tháng 10/1979, Khoa Đại học tại chức tỉnh Cửu Long ra đời, đó chính là tiền thân của Trường Cao đẳng (CĐ) Cộng đồng Vĩnh Long ngày nay. 35 năm thực hiện nhiệm vụ trồng người, đến nay, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long đã có cơ sở vật chất khá hiện đại, đội ngũ cán bộ giảng viên đông về số, mạnh về chất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh Vĩnh Long nói riêng và
Tháng 10/1979, Khoa Đại học tại chức tỉnh Cửu Long ra đời, đó chính là tiền thân của Trường Cao đẳng (CĐ) Cộng đồng Vĩnh Long ngày nay. 35 năm thực hiện nhiệm vụ trồng người, đến nay, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long đã có cơ sở vật chất khá hiện đại, đội ngũ cán bộ giảng viên đông về số, mạnh về chất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.
Toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long quyết tâm lấy chất lượng giáo dục khẳng định thương hiệu.
Hình thành từ nền móng vững chắc
Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách. 3 năm sau ngày thành lập, Tỉnh ủy và UBND của 2 tỉnh Cửu Long và Đồng Tháp cùng thống nhất nâng cấp Khoa Đại học tại chức thành Trường Tại chức Kinh tế - Kỹ thuật liên tỉnh Cửu Long- Đồng Tháp.
Sau khi chia tách tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh năm 1992, trường được đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức Vĩnh Long. Năm 1994, đổi tên thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên Vĩnh Long.
Và 8 năm sau, năm 2002, Bộ GD- ĐT có Quyết định số 1369/QĐ.BGD&ĐT-TCCB thành lập trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long trên cơ sở Trung tâm Giáo dục thường xuyên, hoạt động theo mô hình các trường CĐ Cộng đồng của các nước tiên tiến trên thế giới.
Đến tháng 10/2010, UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định sáp nhập Trường Trung cấp Kỹ thuật Lương thực- Thực phẩm Vĩnh Long vào trường và vẫn giữ tên là Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long.
35 năm nhìn lại, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long đã có những bước tiến dài trong các mặt tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, xây dựng chương trình và hợp tác đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và quan hệ hợp tác quốc tế.
Nếu như năm đầu thành lập, trường chỉ có 20 công chức viên chức, cho đến nay đã phát triển lên đến 216 người. Trong đó, có 72 thạc sĩ (có 13 đang là nghiên cứu sinh trong và ngoài nước), 22 công chức viên chức đang học cao học; tất cả đội ngũ giảng viên của nhà trường đều đạt và vượt chuẩn.
Về chi bộ, ngày đầu thành lập chỉ có vài đảng viên, đến nay Đảng bộ nhà trường có 6 chi bộ với 93 đảng viên đang sinh hoạt (trong đó có 9 đảng viên là sinh viên- SV). Chỉ tính từ 1996- 2014, nhà trường đã kết nạp 206 đảng viên mới, trong đó có 132 SV được kết nạp Đảng. Đây cũng là một trong số các trường sớm nhất trong khu vực có SV được kết nạp Đảng khi còn đang học.
Khẳng định chất lượng đào tạo
Trong 35 năm qua, nhà trường đã đào tạo, liên kết đào tạo và cấp bằng cho khoảng 13.500 SV trình độ đại học, 3.600 SV cao đẳng, 4.300 học sinh (HS) trung cấp chuyên nghiệp.
Trường cũng tổ chức bồi dưỡng và thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ- tin học trình độ A, B, C cho hơn 16.300 học viên và hàng chục ngàn lớp bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn dưới 6 tháng như bồi dưỡng ngoại ngữ, tập huấn quản lý và chuyên môn.
Hiện nay, quy mô HS, SV thường xuyên đang học tập tại trường ở các trình độ là khoảng 4.900 SV. Vùng tuyển sinh tăng lên từ 2 địa phương (Cửu Long và Đồng Tháp) đã tăng lên 13 tỉnh- thành thuộc vùng ĐBSCL.
Ngành học từng bước được da dạng hóa và thay đổi theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhà tuyển dụng. Từ ban đầu chỉ có 3 ngành đào tạo: trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí; đến năm 1986, trường đã có 18 ngành, chủ yếu ở trình độ đại học. Từ năm 1990- 2002, trường mở rộng loại hình đào tạo với nhiều hình thức đào tạo, chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa,…
Hiện nay, trường đào tạo 9 ngành trình độ cao đẳng (có 6 ngành đào tạo cao đẳng liên thông), 17 ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp, 4 ngành trình độ cao đẳng nghề và 2 ngành trình độ trung cấp nghề.
Trường hiện có diện tích 7,5ha với các công trình xây dựng kiên cố bao gồm: khu học tập có 51 phòng học, hội trường, giảng đường đủ chỗ cho 4.000 HS- SV học 2 buổi/ngày. Khu thực hành, thí nghiệm; khu văn phòng làm việc; nhà khách; khu thể dục thể thao, giáo dục thể chất, quốc phòng có diện tích trên 20.000m2.
Bên cạnh, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm cho SV, HS có cơ hội tiếp xúc thực tế, thực hành trải nghiệm và tìm việc.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ năm 2010 đến nay, nhà trường đã có 34 đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện và tính đến thời điểm hiện tại đã nghiệm thu 28 đề tài (trong đó 1 cấp tỉnh, 13 cấp trường, 10 cấp khoa, 4 sáng kiến kinh nghiệm).
Những tiết học thực hành được chú trọng để SV học đến đâu, chắc đến đó.
Vững bước đi lên
Để có được những thành quả trong công tác GD-ĐT cũng như xây dựng cơ quan như trên là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể các thế hệ lãnh đạo, thầy cô, cán bộ công nhân viên và công sức các thế hệ HS, SV học tập tại trường cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long.
Đặc biệt, hoạt động hợp tác quốc tế luôn được trường chú trọng và được xem là điểm nhấn để trường phát triển.
Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long có mối quan hệ đối tác với các tổ chức như WUSC (Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Canada), DFATD (Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada), Fulbright (Chương trình học giả Fulbright tại Việt Nam), tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) và một số cơ sở giáo dục trong cộng đồng ASEAN. Từ năm 2010 đến nay, trường đã tiếp và làm việc với 25 đoàn khách quốc tế.
Ngoài ra, nhà trường đang bắt đầu thực hiện dự án “Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam” (gọi tắt là VSEP) do Chính phủ Canada tài trợ với tổng số vốn viện trợ là 20 triệu đô la Canada, trong đó hợp phần tại Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long khoảng 2 triệu đô la.
Theo ông Trần Thanh Tùng- Hiệu trưởng nhà trường: Bài học mà chúng tôi đúc kết được trong những năm qua về công tác đào tạo là tinh thần trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các trường liên kết cộng với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, tất cả vì sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; phải luôn có ý thức giữ gìn thương hiệu và uy tín của một cơ sở đào tạo. Có như vậy, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo và ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.
Nhà trường hiện đang tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất: phòng học, phòng thực tập- thí nghiệm, xưởng thực hành với 6 phòng LAB, trong đó có thiết bị của một phòng thực hành về chuyên ngành lương thực- thực phẩm do Dự án VSEP tài trợ, thư viện điện tử đang xây dựng và khu phức hợp luyện tập thể dục thể thao đa năng với diện tích khoảng 2ha đã được phê duyệt dự án và đang triển khai.
Cũng theo ông Trần Thanh Tùng, chiến lược phát triển đào tạo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, nhà trường sẽ tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu của xã hội và thiết kế, xây dựng các ngành học mới, xây dựng chương trình đào tạo liên thông nhằm phát triển và mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường.
Kỷ niệm 35 năm, đón Huân chương Lao động hạng nhất
Chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển, tập thể và cá nhân của Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long đã được Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhì và Huân chương Lao động hạng ba; 4 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 22 bằng khen của các bộ, ngành Trung ương; 5 cờ thi đua của UBND tỉnh Vĩnh Long. Đảng bộ nhiều năm liên tục được công nhận “Trong sạch vững mạnh”.
|
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin